Tư liệu lịch sử : Ông Bà Đỗ Đình Thiện – Trịnh Thị Điền



Gia đình ông bà Điền - Thiện là một nhà tư sản Hà Nội giàu lòng yêu nước.Tấm gương của ông bà trong kháng chiến chống Pháp còn ít người biết đến. Ông Thiện thời trẻ đã du học ở Pháp, ông cùng Giáo sư Trần văn Giàu học tại trường Toulouse danh tiếng và ra nhập đảng cộng sản Pháp

Cũng vì lý do này mà chính phủ Pháp trục xuất về nước năm 1931. Về nước, ông cùng bà Điền mở cửa hàng Cát Lợi ở số nhà 54 Hàng Gai, làm ăn phát đạt và ông trở thành nhà tư sản. Tuy giàu có nhưng ông bà có tư tưởng ủng hộ cuộc kháng chiến của ông Hồ Chí Minh.

Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng, người phụ trách tài chính của chính quyền kháng chiến.Lúc đó ngân khố rất khó khăn, quĩ chỉ có 24 đồng bạc Đông Dương. Ông bà đã trao tận tay cho Ông Bằng 3.000.000 đồng bạc Đông Dương. Điều này được ghi trong cuốn: Biên soạn hoạt động tài chính của đảng cộng sản Việt Nam- NXB Chính trị quốc gia.

Sau năm 1945, ngôi nhà 54 hàng Gai được Cụ Hồ Chí Minh dùng làm nơi tiếp khách. Năm 1946, Hồ Chủ tịch đi Pháp, 2 người được chọn là thư ký là Đỗ Đình Thiện và Vũ Đình Huỳnh. Cuốn nhật ký của ông Đỗ Đình Thiện hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam đã nói rõ các hoạt động của đoàn đàm phán khi làm việc ở Pháp. cuốn này do ông Thiện viết.

9_2

Nhật ký làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do thư ký Đỗ Đình Thiện ghi chép. Ảnh tư liệu. 

Ngoài 3 vạn đồng đã nói, ông bà còn giúp ông Nguyễn Tạo 2.000.000 đồng sau khi ông Tạo vượt ngục Buôn Ma Thuột để có tiền hoạt động. Tuần lễ vàng năm 1946, ông bà ủng hộ 64 lạng vàng và cho Quĩ Độc lập 10000.000 đồng ( mười vạn ). Kháng chiến toàn quốc 1946-1954, ông bà ở lại Hà Nội để giúp đỡ Trung đoàn thủ đô và ông giữ chức Chủ tịch kháng chiến khu Hoàn Kiếm.

Ông bà lúc này , có một đồn điền rất lớn ở Chi Nê ( Lạc Thủy, Hòa Bình, khu vực Đầm Đa ). Chiến dịch Thu-Đông năm 1947, ông bà đã ủng hộ cho quân đội hàng trăm tấn thóc. Chính phủ kháng chiến lúc này rất khó khăn về ấn loát, in tiền. Ông bà đã mua lại nhà in Taupin của một nhà tư sản Pháp và hiến tặng chính phủ. Và chính nhà in này đã được chuyển về đồn điền của ông ở Chi Nê- Đầm Đa để in tiền. ngày 22-2-1947, người Pháp biết và cho máy bay ném bom cơ sở in tiền. may mắn là máy móc được chuyển đí sơ tán nhưng nhà riêng của ông bị thiệt hại nặng nề.

1714337

Các đại biểu thăm quan mô hình đồn điền Chi nê, Hòa Bình
tại phòng truyền thống ngành Tài chính

Khi chính phủ tiếp quản Hà Nội năm 1954, và lập nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, ông Thiện được cử làm Giám đốc, với công việc này, ông không nhận lương hàng tháng.Ông mất năm 1972 thọ 69 tuổi.

Bà Trịnh Thị Điền sinh năm 1912. Năm 18 tuổi đã được Nguyễn Thị Minh Khai giác ngộ và hoạt động kháng chiến, từng bị bắt, bị tra tấn, bà đã dùng mẹo chuyển cho ông Nguyễn Lương Bằng 2 lưỡi cưa sắt để cuộc vượt ngục Hỏa Lò thành công vào đêm Noen năm 1931.

Bà và gia đình đã được nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quí. Tiêu chuẩn của bà được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, nhưng nguyện vọng của bà là được an nghỉ ở quê nhà, bên cạnh cụ ông: thôn Đông, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Người con trai út của ông bà là Giáo sư Đỗ Long Vân, từng là Chủ tịch hội Toán học Việt Nam.

Trịnh Mạnh- Anh Tuấn

There are no comments yet

Tin khác đã đăng