Tiếng thơ vang vọng
<p align=”justify”>Các chúa Trịnh từ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm đã được Tổng tập văn học VN ghi nhận là một trong những người có công rèn rủa tiếng Việt, trau dồi văn học dân tộc chữ Nôm. Tiếp đến các chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh đều là những nhà thơ Nôm […]
<p align=”justify”>Các chúa Trịnh từ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm đã được Tổng tập văn học VN ghi nhận là một trong những người có công rèn rủa tiếng Việt, trau dồi văn học dân tộc chữ Nôm. Tiếp đến các chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh đều là những nhà thơ Nôm hàng đầu thế kỷ XVII, XVIII. Thịnh Vương Trịnh Sâm không chỉ thay thế cha ông nối nghiệp chúa, mà còn tiếp bước thơ văn của các bậc tiên vương, để lại nhiều tác phẩm văn học không chỉ trên giấy, trên gỗ mà còn cả trên hang động, vách đá – được tôn là Vị chúa Thạch thi.</p> <p align=”justify”><br /> Thơ văn Thịnh Vương từ thời trước, các nhà sử học Phan Huy Chú, cụ ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, Nhà giáo Dương Quảng Hàm đã trích đăng giới thiệu trên sách báo và đưa vào sách giáo khoa. Gần đây nhà thơ Xuân Diệu đã giới thiệu thơ chúa viết về thắng cảnh Hương tích. Khoảng năm 2000 các nhà nghiên cứu Hán Nôm xứ Thanh đã phát hiện nhiều di cảo của tiền nhân, trong đó có nhiều bút tích thư và thơ của Thịnh Vương Trịnh Sâm trên các vách đá, hang động, thắng cảnh. Trong bài Trịnh Sâm vị chúa tài hoa, quyết đoán Nhà văn Ngô Văn Phú viết: Có thể coi Trịnh Sâm là nhà thơ thiên nhiên mà đặc biệt ông yêu núi non, hang động và sông biển, thơ núi của ông có những câu hay và lạ.</p> <p align=”justify”>Theo Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, Thịnh Vương để lạihàng chục tác phẩm văn thơ. Nhân kỷ niệm 226 năm ngày băng hà người, xin giới thiệu một số bài: <br /> <br /> Chơi động Hương tích <br /> <br /> Trời vừa hé sáng, bước lên thuyền, <br /> Khoan mái chèo lan, ghé bến tiên. <br /> Phong nguyệt thờ ơ bầu ngọc đúc, <br /> Giang sơn bỡ ngỡ búc tranh in. <br /> Kìa kìa quy phượng ngong kinh bối, <br /> Nọ nọ lân long lẳng giáo thiền. <br /> Cảnh lạ thú mầu khôn xiết kể, <br /> Thanh kỳ đệ nhất chốn Nam Thiên. <br /> <br /> (Việt Nam thi văn hợp tuyển – Dương Quảng Hàm)</p> <p align=”justify”><br /> Núi Hinh Bồng</p> <p align=”justify”><br /> Núi Hinh Bồng nằm bên ngoài núi Hương Tích, dưới chân núi có con sông dài bao quanh, cả hai bên là núi cao chót vót, giữa có con đường mòn xuyên qua như hình rồng lượn, cửa núi như được chạm trổ hình rồng, trên vách núi thạch nhủ rủ xuống long lanh như ngọc, phong cảnh chẳng khác gì tranh vẽ. Tỉnh Vương Trịnh Sâm có bài thơ vinh như sau:</p> <p align=”justify”><br /> Khuất khúc đường mòn mở lối thông, <br /> Đất trời trạm trổ mấy năm ròng. <br /> Rêu xanh phủ đá không bày đất, <br /> Mây biếc soi gương nước một dòng. <br /> Sắc đá long lanh như gấm dệt, <br /> Vú chuông óng ánh tựa châu hồng. <br /> Muôn loài thoả thích đua sức lượn, <br /> Cảnh đẹp chi dễ tả cho cùng.</p> <p align=”justify”><br /> (HVĐDC- Phan Huy Chú) <br /> <br /> Vịnh Động Hồ Công</p> <p align=”justify”><br /> Động Hồ Công thuộc xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh lộc tỉnh Thanh Hoá, phía trên cửa động có mấy hàng chữ Hán và một bài thơ. Dịch nghĩa: Châu ái ta đất hưng vượng, núi sông nhiều nơi kỳ lạ đáng yêu.Ta nhân đi bái yết Sơn Lăng (lăng chúa Trịnh Doanh thân sỉnh ra Thịnh Vương Trịnh Sâm ở núi Chân tiên thuộc làng Trịnh Điện) đến thăm núi Tiên nhận ra ngôi chùa cổ. Bức bình phong mây lung linh quả là một bầu trời vô cùng đẹp, bổng cao hứng viết một bài thơ thất ngôn Đường luật:</p> <p align=”justify”><br /> Chập trùng nẻo đá lượn quanh co, <br /> Đỉnh núi cao nhô một Ngọc Hồ. <br /> Đá hoá cóc già châu toả sáng, <br /> Sơn phai tượng cũ tuyết loang mờ. <br /> Bóng mây chấp chới hình tiên bước, <br /> Hang nắng lung linh dáng hoả lò. <br /> Đất phúc xưa nay bao thắng tích, <br /> Cần chi tô vẽ “ Võng Xuyên Đồ”.</p> <p align=”justify”><br /> <br /> (Nhật Nam nguyên chủ sáng tác, tháng 10 năm Canh dần, thần Cao Phược phụng tả. Hồng Phi, Hương Nao phiên âm, dịch thơ)</p> <p align=”justify”><br /> Vịnh động Từ Thức</p> <p align=”justify”><br /> Động Từ Thức còn gọi là động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá, là danh thắng lịch sử với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Hiện trên cửa động còn bài thơ khắc trên vách đá của Nhật Nam nguyên chủ)</p> <p align=”justify”><br /> Dịch thơ:</p> <p align=”justify”><br /> Rời thuyền thừa hứng viếng Từ Công, <br /> Cửa động y nguyên khoá ánh hồng. <br /> Xiêm ráng biếc treo rờn gấm vóc, <br /> Gió mưa đá gõ vọng cung thương. <br /> Duyên tiên từ thưở ba sinh hẹn, <br /> Dâu bể nay đã mấy độ dâng. <br /> Chớ bảo Dao Trì ngày thấm thoát, <br /> Chơi đây nào khác dạo Bồng hang?</p> <p align=”justify”><br /> <br /> (Nhật Nam nguyên chủ sáng tác tháng 2 năm Tân Mão (3,1771. Thần Cao Bác vâng lệnh viết. Hồng Phi, Hương Nao phiên âm dịch thơ)</p> <p align=”justify”><br /> <br /> Đêm trăng dạo thuyền trên cửa Thần phù</p> <p align=”justify”><br /> Núi Thần Phù hiện thuộc xã Nga Điền huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá. Xưa kia từng là cửa biển nổi tiếng trên đường thuỷ Bắc Nam, một thắng cảnh hùng vĩ Thịnh vương trên đường kinh lý từ Thanh Hoa về kinh đô, đi thuyền qua đây vào ban đêm có làm bái thơ.</p> <p align=”justify”><br /> Dịch thơ:</p> <p align=”justify”><br /> Gió nhẹ triều dâng trăng sáng trôi, <br /> Lênh đênh chiếc lá thuận dòng chơi. <br /> Làn sông ngấn biếc bờ đôi phía, <br /> Rặng núi hang xanh bóng giữa vời. <br /> Thấp thoáng mâm châu am cổ hiện, <br /> Thập thình chày ngọc giọt thu rơi. <br /> Bàn về “La Viện” xưa đè sóng <br /> Biển thắm “Yến Dương” chuyện cũ rồi.</p> <p align=”justify”><br /> (Nhật Nam nguyên chủ đề. Tháng 2 năm Tân Mão. Thần Cao Bác vâng chép. Hồng Phi, Hương Nao, Mai Anh Tuân phiên âm và dịch thơ)</p> <p align=”justify”><br /> <br /> <br /> Vịnh hoa mai</p> <p align=”justify”><br /> Tót muôn loài vốn nức danh <br /> Có chiều quý giá có chiều thanh <br /> Phau phau nhị kết trăng thưa bóng <br /> Thoang thoảng hương đưa tuyết đậm cành <br /> Dật hứng dễ xui khi ngọc chiếu <br /> Linh đan thêm giúp thưở kim thành <br /> Lâng lâng rụng sạch hơi sương giá <br /> Sớm hé cơ mầu đức phát sinh.</p> <p align=”justify”><br /> (Nguyễn Xuân Dương – Trong Chúa Trịnh vị trí vai trò lịch sử)</p> <p align=”justify”><br /> <br /> Theo tác giả Ngô Linh Ngọc và nhà văn Ngô Văn Phú Thịnh Vương Trịnh Sâm còn là người rất sành âm nhạc, chúa tự sáng tác các bài Thổng bằng chữ Nôm theo thể lục bát để hát nối theo các bài thơ thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt. (Thổng là một trong hai thể đọc thơ của Ca Trù – Tỳ Bà Hành và Thổng) Dưới đây xin trích một số bài Thổng của Thịnh Vương:</p> <p align=”justify”><br /> <br /> Bài I <br /> <br /> Cỏ cây chẳng chút bụi trần, <br /> Lối vào không biết rằng gần hay xa. <br /> Xinh thay hỡi thú yên hà, <br /> Nguồn đào ướm hỏi ai là chủ nhân? <br /> <br /> Bài II <br /> <br /> Mây che khói toả khắp đường, <br /> Lối vào xa thẳm mơ màng, băng khuâng. <br /> Phách khe, đàn suối vang lừng, <br /> ước gì được kẻ tỏ chừng cho hay. <br /> <br /> <br /> Bài III <br /> <br /> Ngậm ngùi ra cửa Thiên Thai, <br /> Tưởng rằng nước chảy hoa trôi lạnh lùng. <br /> Tiễn đưa luống ngẩn ngơ lòng, <br /> Đầu non xanh ngắt nguyệt lồng rêu in. <br /> <br /> Bài IV <br /> <br /> Hoa trôi man mác suối vàng, <br /> Hỏi ai nhớ khúc Nghê Thường ngày xưa? <br /> Trăng kề cửa dộng trơ trơ, <br /> Xuân về luống những ngẩn ngơ vì chàng.</p> <p align=”justify”><br /> <br /> Các bài Thổng trên đây hát nối với 4 bài thơ Thiên Thai; 1. Lưu Nguyễn du Thiên Thai 2. Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên tử. 3.Tiên tử tống Lưu Nguyễn xuất động. 4. Tiên tử đông trung hữu hoài Lưu Nguyễn. (Tuyển tập ca trù) Thơ văn Thịnh Vương cõ đến hàng trăm bài, trãi khắp núi non, hang động, cho đến nay chưa sưu tập được bao, chỉ xin giới thiệu một số bài để chúng ta cùng thưởng thức. <br /> <br /> <strong>Hà Nội ngày 19 . 9. 2008 </strong></p> <p align=”justify”><br /> <strong>Tịnh Xân Tến <br /> <br /> </strong></p> <p align=”justify”> </p>
Tin khác đã đăng
- Một thời 30/04/2018
- Thăm Thái Kiều 30/04/2018
- Về sông Mã 30/04/2018
- Đền Lê 03/07/2017
- Bài thơ hay viết về dòng họ Trịnh 20/03/2017
There are no comments yet