Sự nghiệp các Chúa Trịnh trong lịch sử nước Đại Việt
Mấy năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều côn g trình về thời Lê – Trịnh và chúa Trịnh. Trong đó, nhiều vấn đề, nhân vật được đề cập với những tư liệu mới, cách phân tích và đánh giá mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Mấy năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều công trình về thời Lê – Trịnh và chúa Trịnh. Trong đó, nhiều vấn đề, nhân vật được đề cập với những tư liệu mới, cách phân tích và đánh giá mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cuộc hội thảo chúa Trịnh – vị trí và vai trò lich sử được tổ chức tại Thanh Hóa đầu năm 1995 mở đầu cho hoạt động khao học sôi nổi và bổ ích về chủ đề trên. Một số công trình nghiên cứu về thời Lê – Trịnh và chúa Trịnh thêm phong phú. Đến nay bạn đọc lại được đón cuốn sách Sự nghiệp các chúa Trịnh trong lịch sử nước Đại Việt của tác giả Phạm Xuân Huyền, một sinh trưởng trên que hương chúa Trịnh, đã dành nhiều năm nghiên cứu về vấn đề mà tác giả viết trong cuốn sách của mình.
Được vinh hạnh giới thiệu cuốn sách này, tôi không dám lặp lại nhưng kiến giải sâu sắc của tác giả, mà chỉ trình bày nhưng điều cảm nhận của mình sau khi được đọc bản thảo cuốn sách.
Có thể nhận biết tác giả đã viết nhưng điều tâm đắc và nghiêm túc về các chúa Trịnh, những nhân vật lịch sử mà trong hai trăn năm qua được đánh giá với nhiều cách nhìn nhận khác nhau, trong đó có nhiều điều chưa phù hợp vơi sự thật lịch sử. Tác giả không bị ràng buộc bởi những định kiến, để tiếp cận với chân lý qua các nguồn sử liệu chân thật với những phương pháp phân tích, so sánh đánh giá các nhân vật, sự kiện và vấn đề lịch sử. Chân dung các chúa Trịnh được phác họa theo chân lý đó, đã hiện lên vẻ sinh đôngj về trí tuệ, bản lĩnh và phẩm giá của những người trị quốc; nhưng công tích và hạn chế của họ.
Để làm sáng tỏ sự nghiệp của các chúa Trịnh, tác giả đã tập trung vào các vấn đề chủ yếu thuộc vận mệnh dân tộc, chủ quyền quốc gia,lợi ích của dân tộc và nhân dân,lấy đó làm căn cứ đánh giá công lao, khiếm khuyết của các chúa. Tính khách quan, công minh của sự phẩm bình chín là ở đó. Nền độc lập cần được giữ vững, kinh tế, văn hóa cần được phát triển, đời sống nhân dân cần được ổn định, đó là nhưng yêu cầu đang đặt ra cho nhưng người cầm quyền. Đánh bại nhà Mạc, thiết lập chính quyền trung ương thống nhất, chúa Trịnh đã đưa đất nước vào thế ổn định tương đối, đó là những hành động cần thiết và hữu ích mà các vị sáng lập nghiệp chúa đã thực hiện. Trình bày sự thật lịch sử đó, tác giả còn muốn giải đáp câu hỏi chúa Trịnh có phải là người tiếm quyền vua Lê không? Câu trả lời đã rõ : Nhà Lê sau gần 100 năm cầm quyền đã xa vào tình trạng suy thoái, và để mất ngôi vua vào tay nhà Mạc, Nguyến Kim chúa Trịnh đẫ đánh bại nhà Mạc,tìm con chúa Lê để tôn làm vua. Như vậy cả danh dụ và ngôi vị nhà Lê đã bị nhà Mạc tước bỏ, lại được chúa Trinh khôi phục trong một cơ chế mới vua Lê – chúa Trịnh.
Trong gần 250 năm cầm quyền, các chúa Trịnh đã làm gì cho đất nước? Trước hết, các chúa Trịnh đã bảo quyền được chủ quyền quốc gia Đại Việt. Bằng các hoạt động ngoại giao khôn khéo và dựa trên thực lực của mình, khẳng định vị thế của nhà nước Đại Việt khiến nhà Minh và nhà Thanh phải trọng nể; đã sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh để giành lại một số vùng lãnh thổ bị các vương triều phong kiến Trung Hoa chiếm đoạt. Các chúa Trịnh đã mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa với nhiều nước châu Á, và châu Âu, tạo nên những sắc thái mới cho đời sống kinh tế, văn hóa của quốc gia Đại Việt mà tiêu biểu là sự hưng thịnh của một số đô thị trung tâm như Thăng Long, Phố Hiến,. Bức tranh kinh tế đàng Ngoài với nền nông nghiệp, công nghiêp, thủ công nghiệp và thương mại gằn liền với những chính sách cụ thể của chúa Trịnh được tác giả phác họa cũng là một mảng sáng đã bị làm mờ đi, nay cần được làm sáng tỏ.
Về văn hóa giáo dục, dười thời Lê – TRịnh, nhiều nhân tài được đào tạo và trọng dụng, nhiều công trình văn hóa nghệ thuật được tạo dựng, đánh dấu mọt chặng đường phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt, mà khi khẳng định điều đó, không thể không tính đến công của nhà cầm quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho những giá trị đó nẩy nở và phát triển. Một câu hỏi về trách nhiêm của chúa Trịnh đối với tình trạng đất nước bị chia cắt, tác giả đã cung cấp cho người đọc những sử liệu có liên quan đến mối quan hệ giữa hai gia tộc Trịnh,Nguyễn —- hai tập đoàn phong kiến lớn nhất thống trị 2 miền đất nước thời bấy giờ. Chúng tôi hiểu rằng đó cũng là cách gợi mở cần thiết để người đọc suy ngẫm, lý giải một vấn đề lớn của lịch sử dân tộc ta.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều điều bổ ích.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1995.
PGS,PTS Trịnh Nhu
Tin khác đã đăng
- Bình An Vương Trịnh Tùng – vị chúa Trịnh đầu tiên 18/07/2023
- Khánh thành tượng đài Chúa Trịnh Sâm 06/11/2022
- Buổi đầu thời kỳ Lê Trung hưng và Phật giáo Trường hợp Bình An Vương Trịnh Tùng 16/10/2022
- Hậu thế nên công tâm với Chúa Trịnh Sâm 15/04/2018
- Chúa Trịnh Kiểm – Cuộc đời 13/03/2017
One comment