Quê gốc Thanh Hóa và các đợt lan tỏa



Từ rất xa xưa trước Công nguyên, họ Trịnh nước ta ở Thanh Hoá, sau đó lan toả ra cả nước.

1. LÀNG GỐC CỔ XƯA NHẤT LÀ CHẠ KẺ NƯA

Tư liệu thành văn xa xưa nhất nối về gốc cổ họ Trịnh nước ta còn lưu truyền đến nay là văn tế Thánh ở nghè Giáp thuộc thôn Cổ Định tỉnh Thanh Hoá. Tư liệu này hiện còn lưu ở thôn Cổ Định có ghi rằng họ Trịnh là một trong tám họ có “ tiên công khai phá” từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên ở chạ Kẻ Nưa. Văn Tế Thánh có đoạn:

“Sơ canh khai phá
Thập vị tiên công
Lê, Hứa, Nguyễn,Hoàng,
Doãn,Phan, Ngô,Trịnh
Viễn sơn nhi định
Cận thuỷ tất thành
Thế thế quảng canh
Niên niên đại chúng….”

(Tài liệu này đã được giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm gới thiệu trong cuốn Cội nguốn tập 2, do Câu lạc bộ UNESCO Thông tin Các dòng họ xuất bản, Hà Nội 1997, trnag 50-55). Giáo sư Lâm cho là chạ Kẻ Nưa đã có rất lâu vào “ các đời vua Hùng xa xưa” (trang 50). Chạ Kẻ Nưa sau gọi là giáp Cá Na, rồi hương Cổ Na, nay là thôn Cổ Định thuộc xã Tân Minh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay, tại thôn Cổ Định và vùng lân cận, có nhiều chi họ Trịnh cùng họ Lê, họ Doãn,vv… là những họ của mười người đầu tiên khai phá ra chạ Kẻ Nưa.

2. ĐỢT LAN TỎA ĐƯỜNG VÒNG CUNG TRƯỚC CÔNG NGUYÊN

Từ chạ Kẻ Nưa, họ Trịnh lan toả theo một đường mà cụ Lê Đình Khải gọi là đường vòng cung lan toả họ Trịnh trước Công nguyên. Họ trịnh thời đó từ Kẻ Nưa lan toả ra một vùng hẹp ở đồng bằng, gần trùng với năm huyện ngày nay là Triệu Sơn.Thọ Xuân, Đông Sơn, Vĩnh Lộc và Yên Định,vùng này giáp thành phố Thanh Hoá về phía Tây Bắc. Đây cũng xấp xỉ là vùng được in trong một tạp chí văn sử nửa đầu thế kỷ, sau đó được giới thiệu lại ở “ Văn hoá nguyệt san” năm 1963, coi là đất quê và đất hoạt động của nhiều danh nhân lịch sử (Lê, Hồ, Trịnh). Đây cũng chính lại là quê của sáu cụ tổ đầu sáu dòng-lâu đời họ Trịnh nước ta.

3. ĐỢT LAN TỎA TIẾP THEO CHO TỚI THỜI LÊ SƠ

Đây là cả một quá trình dài, con cháu họ trịnh sinh sôi lan toả ra các làng lân cận, ra các huyện khác của tỉnh Thanh Hoá và ra Bắc. Có bộ phận hậu duệ của Thái uý Trịnh Khả (khai quốc công thần chống quân Minh, triều Lê sơ) là Trịnh Công Tá ra vùng Cự Đà-Tả Thanh Oai làm quan lập nghiệp.Trịnh Phúc Tâm ra làng Thái Đường ở Kinh Bắc. Có bộ phận đỗ làm quan, như Trịnh Phúc Tâm Thăng Long, con cháu nay ở làng Khê Tang tại Hà Tây. Dòng Trịnh Mịnh Triết ra xa thêm phía Bắc nữa, ở vùng huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.

4. ĐỢT LAN TỎA MẠNH THỜI LÊ TRỊNH VÀ SAU ĐÓ

Đầu năm 1593, sau khi khôi phục được Thăng Long, vua Lê chúa Trịnh từ Tây Đô (Thanh Hoá), rời ra Đông Đô tức Thăng Long. Nghiệp chúa rực rỡ, họ Trịnh sinh con đông đúc. Nhiều chi họ băt đầu định cư ở các làng châu thổ sông Hồng và quanh đô Thăng Long, bán kính khoảng 10-20 đến 50 kilômét. Sau đây là vài thí dụ. Lộc quận công Trịnh Trà là con thứ 12 của Trịnh Tùng. về già, ngài phân chia các con người thì về Sóc Sơn- Biên Thưọng coi Nhà thờ và mộ (nay là xã Vĩnh Hùng), người thì lập nghiệp ở ven đô Thăng Long, làng Đình Công và làng Thịnh Liệt. Ngày nay hai làng thuộc nội thành Hà Nội, Quân Hai Bà Trưng, Chúa Trịnh Căn có hậu duệ đông đúc ở huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên, huyên Hoài Đức, huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây. Chúa Trịnh Cương có hậu duệ ở huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây. Chúa Trịnh Cương có hậu duệ ở huyện Chưong Mỹ, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Chúa Trịnh Bồng có hậu duệ ở Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang) và ở làng cũ Thượng Quất ở Hà Tây . Lại có mũi toả vào Nam là dòng Trịnh Đình Thạc, nay hậu duệ ở Nghệ An. Như vậy là trong các thế kỷ XVII-XIX đã hình thành một vành đai người họ Trịnh ở quanh đô.tại vùng vành đâi lập cư đó, nay còn nhiều di tích văn hoá

5.LAN TỎA RA NƯỚC NGOÀI

Từ đầu thế kỷ 20 mới lác đác vài cá nhân ra nứoc ngoài, thí dụ Trịnh Xuân Đức kinh doanh ở Hồng Công (Trung Quốc). Sau chiến tranh thế giớ II, ngưòi họ Trịnh ra nhiều hơn. Tuy số lưọng không nhiều, nhưng vốn gắn bó với Tổ quốc lại được phương tiên vật vật chất và thông tin nay thuận tiện, nên đó là một lực lượng đáng kể gắn bó quê hương. Có nơi lễ giỗ Tổ với áo mũ truyền thống dân tộc. Xuất bản Tộc phả họ Trịnh làng Cự Đà (1986) ở Canada. Nhiều nơi gửi tiền và gửi danh sách dâu rể mới, cháu mới sinh, về cho Nhà thờ họ. NHiều người thường kỳ về thăm quê, thăm Tổ quốc. Đã có những nàng dâu người Âu theo chồng về thăm quê lễ Nhà thờ tổ.

There are no comments yet

Tin khác đã đăng