Phương pháp dựng phả



Chúng ta có thể hiểu là sơ đồ hay là cây gia phả. Là cách thể hiện một cách tổng quát sơ đồ phát triển của một dòng họ từ khi phát tích đến thời điểm hiện tại. Trong phả đồ, thông thường chỉ ghi tên các cá nhân là nội tộc, tức những người có thiên chức duy trì nòi giống của dòng họ mình

Cấu trúc của một bộ Gia phả gồm 3 phần :

– Phần chính phả
– Ngoại phả
– Phụ khảo

I. PHẦN CHÍNH PHẢ

1. Phả ký

Phả ký là một thuật ngữ đặc trưng của gia phả. Đây là một bài văn ghi tóm tắt lịch sử của một dòng họ từ khởi thủy cho đến nay. Trong khi viết, cần có lối văn viết sử, trong sáng, gãy gọn, chính xác. Cần nêu những khó khăn, thuận lợi nào khi viết.

Các nội dung chính, bao gồm:
– Phát tích dòng họ: Ghi tên, tuổi, năm sinh, ngày mất của cụ Thủy tổ, lai lịch: công tích, hành trạng, có bao nhiêu con…
– Tổ quán : Là nơi của cụ Thủy tổ đến sinh cơ, lập nghiệp đầu tiên. Đây là không gian sinh tồn, nơi địa lý hành chính, lịch sử, văn hóa, đã nuôi sống một dòng họ. Nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm của con cháu, hậu duệ.
– Các quan hệ huyết thống, hôn nhân của các thế hệ. Các đặc điểm nổi bật về các người con: Hình thể, vóc dáng, công danh, đỗ đạt…
– Các đặc điểm về tôn giáo, giỗ chạp, nếp sống văn hóa, khuyến học, đức tính cần cù trong lao động, các nghề để kiếm sống, tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc.

Kết thúc phần phả ký là phần kết luận. Phần này khó viết nhất, bởi trong quá trình lập gia phả, không phải vấn đề gì cũng rõ ràng, đầy đủ, mà chủ yếu là ký ức, truyền miệng, các tư liệu không thống nhất. Kết thúc phần này chủ yếu nêu: Gia lễ, gia pháp, gia phong và gia đạo, nêu các ưu điểm nổi bật của dòng họ với địa phương, với đất nước.

2. Phả hệ

Phả hệ là nội dung chính của bộ Gia phả, được sắp xếp sau phần phả ký. Phả hệ tôn trọng nguyên tắc: Đích thứ- Trên dưới. Cách trình bày có thể theo: chiều ngang, chiều dọc hoặc cả ngang và dọc.

Ví dụ:

lap-pha-he

Các đời, ghi con cả trước, tiếp tuần tự là chi kế, đời kế…cho đến tới đời hiện nay. Như ghi chép lịch sử, phải trung thực, khách quan, toàn diện.
Nếu có nhiều vợ thì ghi vợ thứ nhất ( bà cả ) bà hai…Nếu có quê thì cũng ghi vào, tuổi thọ, ngày giỗ, mộ phần.

Con: ghi theo thứ tự: năm sinh, con bà nào. Nếu là con gái thì ghi con bà nào? Lấy chồng thì ghi tên chồng, quê chồng, đỗ đạt, chức tước…Sinh bao nhiêu con, trai gái.

Phả đồ

Chúng ta có thể hiểu là sơ đồ hay là cây gia phả. Là cách thể hiện một cách tổng quát sơ đồ phát triển của một dòng họ từ khi phát tích đến thời điểm hiện tại. Trong phả đồ, thông thường chỉ ghi tên các cá nhân là nội tộc, tức những người có thiên chức duy trì nòi giống của dòng họ mình. Vì vậy, trong phả đồ không ghi tên những đứa con của người con gái. Đây không phải là trọng nam, khinh nữ mà ngững người con của các con gái đã mang họ của chồng, đã thuộc họ khác rồi. Phả đồ không phải là bảng tóm tắt phả hệ. Có nhiều cách vẽ phả đồ: Vòng tròn đồng tâm; Cây gia phả

II . NGOẠI PHẢ

Ngoại phả là phần viết thêm, bổ sung, vì phần chính phả chưa nói hết và không thể đưa vào phần chính phả. Cần có những chuyên đề riêng. Nó sẽ tạo cho cấu trúc bộ gia phả thêm sinh động, hấp dẫn và có trọng lượng.

Ngoại phả thường đề cập tới các nội dung:

Nhà thờ; Việc cúng giỗ; Văn tế; Khu lăng mộ; Các cá nhân nổi bật; Qui ước dòng họ; các thông tin về tài sản hương hỏa; Bản đồ các mộ chí, các câu đối trong nhà thờ, sắc phong….Tiểu sử của các nhân vật nổi bật. Ngoại phả có thể nêu các sự kiện nổi bật như thành lập Hội đồng gia tộc; Ngày xây hoặc trùng tu nhà thờ, lăng mộ.

II. PHỤ KHẢO

Phần phụ khảo ghi các biến cố quan trọng liên quan đến dòng họ: Về địa phương dòng họ cư trú, bên ngoại, sự thay đổi của lịch sử, các địa danh cần lưu ý ( cây đa, bến nước, đình chùa, chợ búa ). Có thể đưa bản đồ của thôn, xã ( Bản đồ vệ tinh trong Internet ), ảnh chụp bản gia phả cổ, ảnh nhà thờ, Giấy khai sinh cổ, bút tích, giấy hôn thú, di chúc, văn tự mua bán đất đai.

Tuấn Anh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng