Danh nhân
-
Trịnh Bách: Người phục dựng hiện vật cung đình triều Nguyễn
Mọi người gọi Trịnh Bách là nghệ nhân, ông không dám nhận mà chỉ dám nhận mình là người điều phối viên và chỉ là người có ý tưởng. Còn tất cả đều phụ thuộc vào tài hoa của những người thợ.
-
Trịnh Xuân Thuận
Trịnh Xuân Thuận (sinh 1948 tại Hà Nội) là một chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận lãnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội.
-
Trịnh Hoài Đức
Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 18. Quyển Gia Định thành thông chí của ông cho đến nay vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và địa lý của miền Nam Việt Nam. Ông cũng là một công thần của triều Nguyễn, đã giúp cho vua Gia Long rất nhiều về các phương diện ngoại giao, chính trị và kinh tế.
-
Trịnh Thị Ngọ
Sinh năm 1931. Sau khi học tiếng Anh ở Đại học Quốc gia Hà Nội,[cần dẫn nguồn] bà gia nhập Đài tiếng nói Việt Namn vào năm 1955 và bắt đầu lên sóng hướng đến lính Mỹ vào năm 1965, ngay sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đặt chân vào Đà Nẵng.
Năm 1976, bà về Thành phố Hồ Chí Minh với chồng là sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, và sau đó về hưu.
-
Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.
-
Trạng nguyên TRỊNH TUỆ
Trịnh Tuệ (nhiều sách gọi là Trịnh Huệ, tên hiệu là Cúc Lam; 1701–?) là trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn – Vĩnh Hựu 2 (tức năm 1736), đời Lê Ý Tông. Ông là trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Ông từng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Hình, Quốc tử giám tế tửu (hiệu trưởng). Khi mất được phong Hữu thị lang