Phủ chúa Trịnh ở Thăng Long
Phủ Chúa Trịnh ở Thăng Long xây dựng trong thời gian một thế kỷ rưỡi (1592 - 1749) hoà lẫn với khu dân cư buôn bán và phưong thợ thủ công. Phủ hình vuông, nằm ở phí Nam hồ Tả Vọng, có 3 cửa: Chính môn ở phía Nam, Tuyên vũ môn ở phía đông, Diệu công môn phía Tây. Phía trong bao gồm khu BV Việt Đức, qua phố Tràng Thi, Thư viện Quốc gia, Toà án nhân dân tối cao, phố Hoả Lò tới giáp phố Thợ Nhuộm.
Gần Chính môn có chùa Chân Tiên, nơi thờ Tống Thiên Thần vương, người giúp Trịnh Liễu đặt quý địa. Khi Pháp xây dựng trại giam Hoả Lò, chùa Chân Tiên chuyển đến phố Bà Triệu.
Qua Chính môn, vào cửa thứ hai Cáp môn có xá nhân canh giữ. Tiếp đến là phủ tiết chế, khu quân lính. Trong Cáp môn có điếm “Tiền mã quân túc trực” tới đại điện.
Sân điện rộng lớn nằm chính giữa, thềm gác 2 tầng bày nghi trượng, vũ khí, chiêng trống, nghi vệ..Phía sau là tòa Trung đường, Nghị sự đường, Hậu đường, Tĩnh đường…
Nội cung có lầu Ngũ Phượng, nơi Tuyên phi ngự. Trong nội cung có hoa viên. Đường nối qua các cung là hành lang có điếm hậu mã quân túc trực làm bên hồ có bao lơn lượn vòng kiểu cách xinh đẹp. Sau Nội cung có Thái Miếu.
Vườn ngự uyển ở sau cùng của vương phủ có nhiều hồ lớn, quanh bờ trồng nhiều cây cảnh kỳ lạ. Đường uốn lượn quanh co; giữa đất bằng có núi non ghép cảnh, lâu đài bên hồ có thạch kiều, liễu rủ với nhiều chim thú lạ.
Trong cuốn “miêu tả vương quốc Đàng Ngoài” Baron viết: “Phủ chúa ở trung tâm thành phố Kẻ Chợ, đất rộng rãi và có tường boa bọc xung quanh. Bên trong và bên ngoài có một số những nhà nhỏ, thấp để cho quân lính ở. Những dinh thự bên trong xây 2 tầng có nhiều cửa mở thoáng đãng. Các cửa đồ sộ nguy nga, tất cả đều bằng gỗ lim, cũng như hầu hết các nơi cửa cung điện. Các tư thất và cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy xa hoa, có chạm trổ sơn son thiếp vàng. Ở sân trước có chuồng voi lớn và ngựa tốt, trong sân có nhiều vườn cảnh, bụi cây, lối đi có những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì để chúa giải trí, vui chơi mặc dù hoạ hoằn chúa mới đến những nơi đó.”
Phủ Chúa Trịnh ở Thăng Long vòng quanh ước chừng một dặm. Nơi đây có đình, đài, gác rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây hồng, được Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác ví như cõi tiên nơi trần thế. Năm 1786, phủ chúa Trịnh đã bị Lê Chiêu Thống ngầm đốt. Đám cháy lan khắp kinh thành. Blandin, người từng sống ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này viết thư gửi về Pháp ngày 3-9-1786 cho biết đám cháy đã thiêu hết 2/3 thành phố.
Tin khác đã đăng
- Đền Đông một di tích lịch sử thờ Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm cần được phục dựng 23/03/2017
- Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia – Thôn Nội Xá, Vạn Thái, Ứng Hòa , Hà Nội 02/04/2015
- Có một phủ Chúa Trịnh ở Yên Nghĩa, Hà Đông 02/04/2015
- Đền Lê- thờ Thái Vương Trịnh Kiểm – vừa được công nhận là di tích lịch sử 02/04/2015
- Các di tích lịch sử văn hóa gắn với người họ Trịnh 02/04/2015
There are no comments yet