Mong muốn nối mạng Gia Phả



Tôi là Trịnh Văn Nhâm . DĐ 0982, 552,469. Nguyên Quán Làng Hoằng Nghị, Xã Yên Hồng, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định. Hiện nay ở số nhà 79 đường Phó Đức Chính, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng . Tôi đi Bộ Đội năm 1972, chuyển nghành năm 1988, nay đã nghỉ Hưu, 62 tuổi. Tôi là đời thứ 10/12 đời, họ Trịnh ở Làng Hoằng Nghị, Xã Yên Hồng, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định.

Gia Phả các Cụ tôi để lại bằng chữ Quốc Ngữ và ghi trích trong Trịnh Gia chính Phả của Trịnh Như Tấu biên soạn năm 1932 và Trịnh Thị Ngọc Phả Ký (Kim Tỏa Thực Lục) của Trịnh Đình Trinh, đoạn trích như sau:

Cụ Khởi Thủy họ Trịnh ở Làng Hoằng Nghị là cụ Trịnh Bích, con thứ 2 của Cụ Trịnh Hiệu. Cụ Trịnh Hiệu là con thứ 14 của Tấn Quang Vương Trịnh Bính. Trịnh Bính là con Trưởng của Lương Mục Vương Trịnh Vĩnh.

Cụ Trịnh Hiệu không ra làm quan mà ở lại quê Mẹ để chăm lo nuôi Mẹ và Gia Đình tại Dương Ký, Tổng Cao Minh, Huyện Thiên Bản (nay là Làng Vũ Dương, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định), đây là Điền Thổ mà Triều Đình cấp cho Trịnh Hiệu. Sau khi Trịnh Hiệu mất, Lăng của Cụ được xây cạnh Lăng của Mẹ là Thái Phi Trương Quý Thị Ngọc Chủ tại Dương Ký, Huyện Thiên Bản. Ngày 19/3 năm Nhâm Ngọ, người con Trưởng của Cụ là Trịnh Phác đã cải Cụ và Bà Nội về Lăng ở Làng Quảng Hán, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.

Cụ Trịnh Hiệu có 3 người con trai, được phong điền ở 3 nơi, tước hiệu là Trịnh Lệnh Công.

– Anh cả là Trịnh Phác, tại Dương Ký, Huyện Thiên Bản (nay là Làng Vũ Dương, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định).
– Người con thứ 2 là Trịnh Bích, tại khu Miếu, Phủ Thông (nay là Làng Hoằng Nghị, Xã Yên Hồng, Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định – là Cụ Khởi Thủy họ Trịnh tôi ở Làng Hoằng Nghị).
– Người con thứ 3 là ……. không rõ tên, tại Bồng Lạng, nay là Bình Lục, Hà Nam (giáp Vụ Bản).

Tôi vào Mạng tìm kiếm được 2 tài liệu trên, thì thấy Cụ Trịnh Hiệu, Cụ Trịnh Bính, cụ Trịnh vĩnh, Thái Phi Trương Quý Thị Ngọc Chủ, xác định được rõ ràng. Nhưng con thứ 2 và thứ 3 của cụ Trịnh Hiệu thì không thấy trong 2 tài liệu trên. Tôi cũng tìm kiếm trong trang Web Trịnh Tộc.com nhưng không có kết quả.

Theo ý nghĩ chủ quan của tôi, 2 tài liệu Trịnh Gia Chính Phả và Trịnh Thị Ngọc Phả Ký chỉ ghi chép các bậc làm Chúa Trịnh, nên Cụ Trịnh Hiệu và các con không có ở đây. Tôi cũng tìm kiếm ở các thư viện, cửa hàng sách, nơi bán sách cũ ở Đà Nẵng để mua 2 tài liệu trên, nhưng không có. Có thể con thứ 2 và thứ 3 của cụ Trịnh Hiệu , có ở tài liệu nào đó. Do chưa có điều kiện đi đến 2 nơi mà người con Cả và thứ 3 của Cụ Trịnh Hiệu định cư, để tìm kiếm thông tin.

Với mong muốn biết rõ được cội nguồn Tổ Tiên, nếu danh chính thì sẽ nối mạng Gia Phả họ Trịnh và biết mình là con cháu Trịnh Kiểm.
Kính mong ban chuyên môn họ Trịnh, nơi có nhiều kênh tài liệu, thông tin, tìm giúp tôi thông tin, tài liệu về 3 người con trai của Cụ Trịnh Hiệu, mà trong đó có Cụ Trịnh Bích là Cụ Khởi Thủy Họ Trịnh của tôi ở Làng Hoằng Nghị.

Xin chân thành cảm ơn !

7 comments

  • Nhờ hồng phúc của tổ tiên việc biên soạn quyển Gia phả gặp nhiều thuận lợi. Hội đủ các điều kiện (dòng họ đồng tâm nhất trí, trên thuận, dưới hòa). Quyển Gia phả họ Trịnh Xuân đã được biên soạn hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Thật là cảm động khi ngắm nhìn cây đại thụ dòng họ Trịnh Xuân phát triển trên đất Kinh Dương, mọi người trong dòng tộc càng hiểu rõ ý nghĩa của đôi câu đối tại lăng mộ cụ khởi tổ ở Đống Hồng: “Bản Cố chi trường thiên niên hòa phú thịnh Tổ tông đức đại hậu thế phúc danh cao” Công việc biên soạn quyển Gia Phả được bắt đầu từ tháng 3 năm 2012. Dòng họ đã nhất trí với kế hoạch tổ chức biên soạn quyển Gia phả, đến đời thứ 12. Cử ra một ban biên soạn gồm có 7 thành viên do trưởng tộc Trịnh Xuân Khải làm trưởng ban. Phân công 31 ông đại diện cho các gia đình trong dòng họ, có trách nhiệm cung cấp tư liệu từ đời thứ 8 đến đời thứ 12. Quyển Gia phả họ Trịnh Xuân được chia thành 5 phần. Phần I: “Họ Trịnh Xuân thôn Kinh dương, xã Hiệp Cát, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải dương” Phần II: “Lời mở đầu” Phần III: “Giới thiệu tóm tắt nguồn gốc họ Trịnh Việt Nam” Phần IV: “Họ Trịnh Xuân thôn Kinh Dương”. Từ cụ khởi tổ Trịnh Công tự Phúc Khôi đến đời thứ 12. Phần V: “Phụ lục” Gồm: 1. Danh sách những người có học hành đỗ đạt, học vị và những người có công, công tác qua các thời kỳ. 2. Các văn tự chữ Hán, chữ Quốc ngữ và văn cúng. Việc biên soạn quyển Gia Phả được bắt nguồn từ quyển Trịnh gia phát tích (Chữ Hán) do cụ Trịnh Phúc Khôi đem về và quyển Gia phả họ Trịnh Việt Nam. Đây là một minh chứng có sức thuyết phục về nguồn cội của họ Trịnh Xuân. Sau đó là quyển gia phả từ đời thứ nhất đến đời thứ 8 do các cụ (Trịnh Xuân Sam, Trịnh Xuân Đỗng, Trịnh Xuân Khích, Trịnh Xuân Phê, Trịnh Xuân Chấn và Trưởng tộc Trịnh Xuân Chăn) lập năm 1988. Tiếp đến là quyển Gia phả từ đời thứ nhất đến đời thứ 11 (do ông Trịnh Xuân Nghi, Trịnh Xuân San và Cháu Trịnh Tuấn Anh ở thành phố Hồ Chí Minh) lập năm 2005, (Quyển này có sự nhầm lẫn về thời gian các đời từ cụ Trịnh Phúc Khôi về trước và chi tiết ở 1 số gia đình còn thiếu sót), cùng với tư liệu từ đời thứ 8 đến đời thứ 12 do đại diện các gia đình cung cấp. Quyển Gia phả họ Trịnh Xuân năm 2013 đã thông qua các đại biểu trong dòng họ nghe và cho ý kiến bổ sung. Được ban biên soạn tiếp thu, chỉnh sửa và in ấn thành 5 quyển; (Lưu tại nhà thờ một quyển, mỗi chi 1 quyển, gửi nhánh họ Trịnh Xuân trong thành phố Hồ Chí Minh 1 quyển). 1 cây phả đồ bố trí trong nhà thờ (từ đời thứ nhất đến đời thứ 12). Quyển Gia phả họ Trịnh Xuân năm 2013 được dòng họ thống nhất sử dụng chính thống và lưu truyền. Đồng thời được hòa mạng để nối tiếp vào Gia phả họ Trịnh Việt Nam. Tuy nhiên tiến hành xây dựng Gia Phả là một việc làm khó. Phải sử dụng nhiều tư liệu, liên quan đến nhiều đời, nhiều người nên không sao tránh khỏi thiếu sót. Ban biên soạn rất mong mọi người trong dòng họ góp ý kiến, để đính chính, bổ sung cho quyển Gia phả của dòng họ ngày càng hoàn thiện hơn. Ban biên soạn kính chúc mọi người trong dòng họ: Vạn sự như ý.
  • Tôi là Trịnh Phúc khi đi học lấy đệm là Minh có nghĩa là sáng,anh minh,thông minh.muồn nối mạng GIA PHẢ để tìm hiểu về cụ tổ chúng tôi là cụ TRỊNH QUÝ CÔNG tự PHÚC ĐỘ tương truyền khì nhà Tây sơn phù Lê diệt Trịnh ,cụ đã tuân lời dặn của chúa Trịnh Sâm : " nếu có biến các con cháu hãy chạy về vùng chùa HƯƠNG- hiện chùa Hương có bút tích:" HƯƠNG SƠN ĐỆ NHẤT ĐỘNG" và rất nhiều bài thơ của Chúa Trịnh SÂM.( CHÙA HƯƠNG TÍCH - THUỘC XÃ HƯƠNG SƠN ' HUYỆN MỸ ĐỨC ,TP HANOI - HÀ ĐÔNG cũ).cụ TRỊNH PHÚC ĐỘ mất và đươc THIÊN TÁNG ( môi đùn lên lấp thành mộ ). Hiện tại con cháu cụ đã tạo ra dòng họ TRỊNH tai vùng chùa HƯƠNG Trên dưới 20- 30 đời nhưng ko có gia phả,ko biết hậu duệ của chúa TRỊNH nào -- tâm linh chúng tôi cảm nhận thuôc dòng chúa TRỊNH SÂM - RÂT MONG được mọi người cung câp thông tin nối mạng Gia phả TRỊNH TỘC. Moi thông tin đn đưa trên mạng và/hoặc gửi về cho TRỊNH MINH PHÚC p 1112 tòa tháp B ,cc SKY CITY TOWER ,88 LANG HẠ,Q ĐỐNG ĐA TP HANOI. xin chân thành cảm ơn. TRỊNH MINH PHÚC UV thường trực HĐHT VN.
  • Cháu đã đọc và có vài điều cháu muốn hỏi. Các ông bà chú bác có ai biết thì giúp cháu. Cháu nguyên quán thuộc xóm 1 xã Tràng an Huyện Bình lục Hà Nam. Cháu về lagn có 1 ngôi mộ ghi Thủy tổ Trịnh tộc TRỊNH PHÚ NHIÊU giỗ vào ngày 15/10 âm lịch. các chú nói là mộ cụ tổ. Vậy có ai biết cháu thuộc chi nào không vậy. cháu muốn tìm lại nguồn gốc và gia phả, cháu xin cảm ơn. điện thoại của cháu 0982 278 568
  • Họ Trịnh Xuân thôn Kinh Dương, xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương muốn kết lối dòng họ Trịnh trong tỉnh và toàn quốc. Hiện dòng họ có 3 cuốn gia phả, 2 cuốn do các cụ để lại viết bằng chữ nho, một cuốn mới làm thêm năm 2012. 
  • - Người con thứ 3: .... Bình Lục, Hà Nam (giáp Vụ Bản) có thể là chi họ Trịnh, làng Đồng Xuân, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục...về đây ở từ những năm 1700 ạ

Tin khác đã đăng