Lê Quí Đôn- Nhà bác học, nhà văn hóa trong 2 đời Chúa Trịnh



Lê Quí Đôn ( 1726-1784 ) là một trong những nhà bác học trí tuệ uyên bác và thông tuệ nhất trong lịch sử thời phong kiến ở nước ta. Ông nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, sớm đỗ đạt cao và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong 2 đời chúa Trịnh : Trịnh Doanh và Trịnh Sâm

Lê Quí Đôn ( 1726-1784 ) là một trong những nhà bác học trí tuệ uyên bác và thông tuệ nhất trong lịch sử thời phong kiến ở nước ta. Ông nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, sớm đỗ đạt cao và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong 2 đời chúa Trịnh : Trịnh Doanh và Trịnh Sâm. Nhiều công trình soạn sách, làm thơ đã khảng định thân thế, sự nghiệp của ông. Nhà sử học, danh sĩ triều Nguyễn : Phan Huy Chú đã viết trong “ Lịch triều hiến chương loại chí” như sau : Ông tư chất khác người, thông minh hơn người. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng ở trên đời…

Ông đã để lại hơn 50 công trình có giá trị cho đến ngày nay. Khi giữ các chức trách trọng yếu trong chính quyền của 2 đời Chúa, ông luôn phải chịu các gập ghềnh và thị phi..

Trong các công trình thể hiện ở “ Kiến văn tiểu lục” , ông khiêm tốn : Tôi vốn là người nông cạn…đi đến đâu cũng để ý tìm tòi, phàm việc gì mắt thấy tai nghe, đều ghi chép, phụ thêm lời bình, lưu đựng trong túi sách, lâu ngày tích tập, sau chép lại thành phiên…

Nhiều điều tích lũy, tổng kết của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn, như câu nói nổi tiếng : Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng. Tức là không chăm chú, phát triển Nông nghiệp thì xã hội không ổn định. Công nghiệp không được chú trọng, quan tâm thì đất nước không giầu. Không phát triển thương mại thì không có lưu thông, mở mang. Không có trí tuệ thì đất nước không thịnh vượng. Ví như 4 cây cột chính trong ngôi nhà làm nên sự vững chắc, bền vững.

Hay : Người nào nói ta xấu, đấy là thầy ta. Người nào khen ta hay, đấy là thù địch của ta. Hoặc dẫn lời của Tôn Huệ nhà Tần : Danh vị lớn không nên đeo lấy mãi, công việc lớn không nên gánh vác mãi, quyền thế lớn không nên giữ mãi, uy vọng lớn không nên bám lấy mãi.

Tài năng của Lê Quí Đôn đã lọt vào mắt xanh của các Chúa Trịnh. Ông đã được trọng dụng và giữ các nhiệm vụ quan trọng của chính quyền Lê – Trịnh. họ Trịnh đã tin dùng ông vào các chức vụ trọng yếu. và Lê Quí Đôn đã cũng rất tận tụy không chỉ với cơ nghiệp của họ Trịnh mà cả những lợi ích của đất nước, của dân tộc, của những người dân lao động. Lê Quí Đôn ông quan thường dám nói thẳng cả những điều “ Sự thật mất lòng”.

Tháng 4/1756, Chúa Trịnh Doanh sai ông dẫn đầu đoàn thanh tra công việc của quan lại ở các lộ miền Tây- nam. Hoàn thành nhiệm vụ, ông đã trình tâu những điều mắt thấy tai nghe rằng ( trong sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục) : Các quan ở phủ huyện, có bọn Nguyễn Duy Thuần thanh liêm, cần mẫn, bọn Trịnh Thụ tham lam nhũng nhiễu, thối nát gồm 13 người hoặc thăng hoặc truất khác nhau. Chúa Trịnh Doanh đã nghe theo lời tâu và chúa đã trừng trị các quan tham…

Tháng 9/1771, khi được Chúa Trịnh Sâm bổ dụng làm Tả thị lang Bộ Công, quyền giữ chức Đô ngự sử, Lê Quí Đôn ngay lập tức trình bày bốn việc “ theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”:

1. Cống sỹ thi hội trúng được kỳ đệ tam phần nhiều xin lạm sắc nội hoàng gia ơn, nhảy qua tư cách, trao chức vượt bậc xin xét thực, bắt trở về bậc cũ.

2. Hiến sát phó xứ và tham nghị là người có chuyên trách ở một địa phương, thế mà ít lâu nay những bọn cầu may để làm quan phần nhiều không do các quan trong triều đường bảo cử, chỉ lén lút cầu cạnh để được dự vào sự bổ dụng. Xin thu hồi lệnh trước, mà mcho các quan trong triều bảo cử theo như lệ cũ.

3. Đất bãi ở các lộ sai các quan chia nhau đi khám lại.

4. Những dân xã ở các lộ trước đây phụng mệnh được miễn trừ, gần đây vì ghi chép lại sổ sách, rồi sinh ra sự thay đổi thêm bớt , gian trá. Xin sai tín thần xét thực để chỉnh đốn lại cho đúng.

Chúa Trịnh Sâm cũng cho những điều mà Lê Quí Đôn tâu lên là phải lẽ cả nên lập tức hạ lệnh thi hành.
Tháng 7/1765, nhiều tháng cả nước không có mưa, như thể bị trời phạt. Chúa Trịnh Sâm đích thân hành cầu đảo ở chùa Kính Thiên và đồng ý theo tờ khải của các quan trong quan ngoài trấn. Để thu phục lòng người, Chúa sai Lê Quí Đôn và Phan Cẩn nâng đỡ người bị oan ức lâu ngày, rộng việc gia ơn về việc chuộc tội, cứu vớt dân xiêu lưu, để dân khỏi đau khổ. Hai ông thay măt Chúa đi điều tra những điều dân uất ức, tha thuế tô cho những nơi bị thiệt hại vì thiên tai.

Nếu không được Chúa tin cẩn về phẩm hạnh và lòng nhân, Lê Quí Đôn chắc chấn đã không được cử đi làm những việc trọng sự như vậy. Tuy nhiên, cũng chính vì những sự thẳng thắn, chính trực của một con người tài cao, học rộng như Lê Quí Đôn đã khiến không ít bạn đồng liêu ghen tỵ, đố kỵ…Trong đời Lê Quí Đôn không một làn phải chịu nhận những lời sàm tấu của quan lại đương thời lên nhà Chúa…nhiều khi hàm các ác ý. Cũng may là nhà Chúa không đễn nỗi quá hồ đồ tin vào các lời lẽ đao to búa lớn và không để lọt vào tai..

Lê Qúi Đôn qua đời tháng 4/1784 ở quê mẹ. Chúa Trịnh Khải đã tâu Vua Lê Hiển Tông bãi triều trong 3 ngày để tỏ lòng thương tiếc ông. Dầu những điều ông biết có lợi cho dân, cho nước nhưng để thực hiện vào thực tế là điều không dễ trong bối cảnh đất nước ta khi đó.

Tuấn Anh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn