Trạng nguyên TRỊNH TUỆ



Trịnh Tuệ (nhiều sách gọi là Trịnh Huệ, tên hiệu là Cúc Lam; 1701–?) là trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn – Vĩnh Hựu 2 (tức năm 1736), đời Lê Ý Tông. Ông là trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Ông từng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Hình, Quốc tử giám tế tửu (hiệu trưởng). Khi mất được phong Hữu thị lang

Trịnh Tuệ (nhiều sách gọi là Trịnh Huệ, tên hiệu là Cúc Lam; 1701–?) là trạng nguyên trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Biện Thượng (nay thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), trú quán tại xã Bất Quần (nay là xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn – Vĩnh Hựu 2 (tức năm 1736), đời Lê Ý Tông. Ông là trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Ông từng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Hình, Quốc tử giám tế tửu (hiệu trưởng). Khi mất được phong Hữu thị lang

(THO) – Du khách từ thành phố Thanh Hóa, theo Quốc lộ 1A, qua Thái miếu nhà Lê, đến Ngã ba Voi rẽ sang tỉnh lộ 504 khoảng 2km đến một thắng cảnh kỳ thú. Nơi đó có ngọn núi tách riêng giống hệt hình con voi. Có cả vòi, tai, gồ mắt đang chầu về phía Hạc Thành. Xung quanh nghi ngút khói hương của những ban thờ ngưỡng mộ đất thiêng.

Sầm Sơn (Thanh Hóa) có núi đầu voi, tỉnh Hà Tiên có núi Voi phục, Hà Nội có đền Voi phục. Nhưng không nơi đâu tách riêng một quả núi có hình giống voi như vậy (hiện tại thuộc làng Ngọc Am, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương). Sự độc đáo ấy đã được dân trong vùng gọi là núi Voi, đường rẽ vào là Ngã ba Voi. Thời kháng chiến, họp chợ dưới chân núi, được gọi là chợ Voi. Đất đã linh, người cũng tài giỏi.

Nơi đây, trước kia gọi là thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần, có bốn người đỗ Đại khoa. Đó là ông Nguyễn Văn Khuê (1579 – ? …) đỗ Hoàng Giáp năm Canh Tuất 1610 đời Lê Kính Tông, năm 32 tuổi làm chức Lại Khoa Đô Cấp Sự Trung; ông Nguyễn Đình Chính (1608-?…) đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1652) đời Lê Thần Tông, làm đến chức Bộ Binh Thị Lang, Nhập Thị Kinh Điện, tước Hầu, khi mất được tặng chức Thượng Thư; ông Nguyễn Văn Bích (1620-1706) đỗ Bảng Nhãn khoa Kỷ Hợi (1659) đời Lê Thần Tông, làm Lễ Bộ Tả Thị Lang, Nhập Thị Kinh Điện tước Tử, ông đã được cử đi sứ sang nhà Thanh, khi mất được tặng chức Công Bộ Thượng Thư tước Hầu; và ông Trịnh Tuệ (1704-?…) đỗ Trạng Nguyên khoa Bính Thìn (1736) đời Lê Ý Tông. Đây là vị Trạng Nguyên cuối cùng của khoa cử phong kiến Việt Nam (các khoa sau này không ai đỗ Trạng Nguyên và khoa cử Triều Nguyễn không lấy học vị Trạng Nguyên).

Trong sách “Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa” đã có dịch bài ký đề tên các Tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hữu năm thứ 2 – 1736 ở Văn Miếu – Hà Nội, trong đó ghi rõ: “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh: Trịnh Huệ, làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, trú quán xã Bất Quần, huyện Quảng Xương (1)…”, “Ra lệnh khắc tên vào đá để truyền mãi mai sau”. Sách Danh sĩ Thanh Hóa còn ghi giai thoại: Đến thời Trịnh Huệ, gia tộc đã sa sút, nhưng ông không dựa dẫm ỷ thế cháu chúa, mà sớm mang ý chí tự lập tự cường, chăm lo sôi kinh nấu sử. Vốn lại thông minh, kinh sử chỉ xem qua một lần là thuộc. Thi đỗ Trạng Nguyên có kẻ phao tin là thiên vị cháu chúa. Ông nói sẽ trả lời ngay nếu ai hỏi về kinh, sử, y, lý, số. Bao nhiêu câu hỏi hắc búa đặt ra ông đều trả lời tường tận. Mọi người đều kính nể. Bỗng có người đàn bà hỏi: “Chiếc đũa là vật không có chân, lúc gãy, nó mất thì chạy đi đâu, ở kinh điển nào?”. Không cần nghĩ lâu, ông nói: “Ở Thanh Hóa có núi chiếc đũa, nó không có chân mà chạy về gốc đấy!”. Ai cũng ngớ người, sau mới hiểu ra: Ở Nga Sơn có núi Chích Trợ đứng trơ trơ như hình chiếc đũa đựng trong cái vạc, trông xa như tòa sen nên còn được gọi là núi Liên Sơn. Từ đấy ai cũng phục.

Chế độ khoa cử trong 1.000 năm phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa góp 6 Trạng Nguyên, 8 Bảng Nhãn. Riêng xã Bất Quần có 1 Trạng Nguyên, 1 Bảng Nhãn, quả là sự hiếm hoi của một vùng đất học, đất quý!

Theo Kim Giám Thực Lục (Gia Long năm đầu – 1802) và Kim Giám Tục Biên (Tự Đức thứ 20 – 1869) cho biết: Trịnh Huệ là cháu 5 đời của Đức Thánh Tổ Triết Vương Trịnh Tùng, ông thuộc dòng của Thuần Nghĩa Công Trịnh Dương (con thứ 5 của Triết Vương). Thi Hương đỗ Tứ Trường, làm việc ở Phủ Tôn Nhân. Khoa Bính Thìn đỗ Nhất Hội, vào đình đỗ Trạng Nguyên. Ông được bổ chức Tham Tụng Thượng Thư Bộ Hình, tước Quận Công. Từng giữ chức Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm Canh Thân (1740) Chúa Nghị Tổ (Trịnh Doanh) lên thay chúa Dụ Tổ (Trịnh Giang) vào chính phủ. Ông thôi giữ chức về quê mẹ ở thôn Giáp Ngũ, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, mở trường dạy học trong 5 năm. Sau ông được phục hồi làm Thừa Chấp Chính Xứ Sơn Nam. Rồi phong lên Hình Bộ Tả Thị Lang.

Vợ cả là Nguyễn Phu Nhân quê ở xã Đại Khánh, huyện Đông Sơn, sinh ra ông Trịnh Đức. Vợ thứ là Hoàng Phu Nhân, ở thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần, huyện Quảng Xương, sinh ra ông Trịnh Quán (còn có tên là Trịnh Sa). Ông Trịnh Đức đỗ cử nhân, làm Tri phủ huyện Ứng Thiên sau làm lại Bộ Lang Trung (con cháu ở vùng Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội và thôn Nhữ Lâm, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Hưng). Ông Trịnh Quán đậu cử nhân, làm Tri phủ Hà Trung. Rồi làm phó sứ Sơn Tây, phụng coi Trấn hữu Đội tước Hoan Thọ Hầu. Cuối đời, Trạng Nguyên Trịnh Huệ về mở trường dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần). Khi mất con cháu lập miếu thờ ông. Cả vùng đến dâng hương ngưỡng mộ, cầu mong con cháu học giỏi như ngài.

Theo lời kể của cụ Trịnh Xuân Cạy (nay đã 73 tuổi) là hậu duệ thuộc dòng trực hệ của Trạng Nguyên, đang ở trên nền móng cũ của Từ đường, cho biết: Miếu thờ quay về núi Voi, cung giữa có bức bia đá đại tự đề Trạng Nguyên Từ dưới là ban thờ, tay ngai, bài vị, bát hương, tam sơn, câu đối, hạc thờ… lợp ngói mũi hài rộng bản. Bên ngoài có lưỡng nghi, tam quan, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Thời kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, vùng quê (trong đó có miếu thờ Trạng Nguyên) là nơi trú quân của bộ đội, dân công, TNXP, nhân dân đi sơ tán. Thời gian biến cải tang điền, mối mọt hư nát, mất mát hết cả. Đến giờ chứng tích còn lại là biển đá Trạng Nguyên Từ, bát hương, bộ Tam Sơn, vỏ ống quyển đựng sắc phong xưa. Trên nền hoang tàn đổ nát, duy nhất còn cây thị cổ thụ rợp bóng tươi xanh kiên gan với thời gian.

Với học vị Trạng Nguyên, chức vụ Tế Tửu Quốc Tử Giám (2) Trạng Nguyên Trịnh Huệ là một trong những tài năng hiếm hoi của xứ Thanh. Hành trạng càng rõ, ông rất ý thức về nhân cách của kẻ sĩ trong hành tàng xuất xử, tiến vi quan đạt vi sư. Cuối đời lại về đất Thanh mở trường dạy học đào tạo nhân tài, sống an bần lạc đạo, cho sĩ tử cả vùng mến mộ.

Trực hệ dòng Trạng Nguyên Trịnh Huệ rất mong được Bảo tàng Thanh Hóa và thân tộc họ Trịnh quan tâm giúp đỡ khôi phục lại Từ đường Trạng Nguyên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của đất Thanh. Và cũng là góp phần làm phong phú quần thể thắng tích phía nam thành phố Thanh Hóa với núi Long, núi Hổ, núi Voi, núi Tiên Đồng – Ngọc Nữ, Thái miếu Bố Vệ, chùa Đại Bi, Từ đường Trạng nguyên Trịnh Huệ.
2006

—————————-

(1) Tên của ông là Trịnh Huệ, sau này trùng tên với Tuyên Phi Đặng Thị Huệ nên đổi sang là Trịnh Tuệ.
(2) Trong hàng đỗ đại khoa của Thanh Hóa (204 người) chỉ có 3 người từng giữ chức Tế Tửu Quốc Tử Giám, đó là: Hoàng Giáp Lương Chí (1542 – ?…) khoa Kỷ Sửu (1589), Bảng Nhãn Hà Tông Huân (1697 – 1766) khoa Giáp Thìn (1724) và Trạng Nguyên Trịnh Huệ (1704-?…) khoa Bính Thìn (1736).

One comment

  • TRONG DANH SÁCH TRẠNG NGUYÊN VN CHỈ CÓ 2 TRANG NGUYÊN QUÊ THANH HÓA LÀ:1-ĐÀO TIÊU  đỗ năm 12752- Trịnh Huệ đỗ năm 1736.Trong bài này có đoạn :Chế độ khoa cử trong 1.000 năm phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa góp 6 Trạng Nguyên, 8 Bảng Nhãn. Riêng xã Bất Quần có 1 Trạng Nguyên, 1 Bảng Nhãn, quả là sự hiếm hoi của một vùng đất học, đất quý!-6 trạng nguyên thì 4 trạng nguyên còn lại là những ai? Đa tạ

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn