Các cuộc hội thảo khoa học và ý nghĩa cốt lõi trong việc đánh giá công minh lịch sử thời Lê – Trịnh



Từ khi bước sang thời kỳ đổi mới, các cuộc hội thảo khoa học nói chung và về thời kỳ Lê – Trịnh nỏi riêng đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về một thời đại đầy biến động của Lịch sử Viêt Nam, đó là việc đánh giá vị trị và vai trò lịch sử của các chúa Trịnh và những thành tựu của thời kỳ Lê Trịnh (Lê Trung hưng) trong lịch sử dân tộc.

Chúng tôi xin điểm qua những nết chính yếu trong các cuộc hội thảo khoa học đó.

Hội thảo ”Chúa Trịnh – Vị trí và vai trò lịch sử” vào ngày 12 và 13/1/1995 tại Thành phố Thanh Hóa.Tham dự Hội thảo có 44 báo cáo khoa học được in trong “Kỷ yếu Hôi thảo khoa hoc” do Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa xuất bản năm 1995.Chủ trì là ông Nguyễn Đình Bưu, thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa và Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện sử học.

Kỷ yếu của Hội thảo tập trung vào các phần: Phần một đề cập đến nguồn gốc dòng họ Trịnh, gồm các báo cáo “Con cháu dòng họ Trịnh – quá khứ và hiện tại”, “Ban liên lạc họ Trịnh tìm về cội nguồn”,”Về một bản gia phả họ Trịnh ở Thanh Hóa”, “Một số băn khăn về tộc phả họ Trinh”, “Một số danh sư, lương y quê Thanh Hóa dưới thời Lê Trung Hưng”.

Phần hai đề cập đến Các chúa Trịnh vị trí và vai trò lịch sử là nội dung chủ yếu, bao gồm các lĩnh vực : -Chính trị- kinh tế – xã hội với các báo cáo: “Vai trò và trách nhiệm của họ Trịnh trước lịch sử”; “Vai trò của họ Trịnh trong công cuộc khôi phục quốc thống nhà Lê”; Suy nghĩ về sự xuất hiện và vai trò của Chúa Trịnh trong lịch sử từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII”;” Nhà Trịnh thực trạng phân liệt và ý nguyện thống nhất”;“Nhận diện thêm về cơ cấu chinh quyền”Kép” cung Vua phủ Chúa và vai trò của nhà Trịnh trong lịch sử trung đại Việt Nam”;“Thiết chế bộ máy chính quyền quân chủ thời Vua – Chúa, sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI –XVIII”; “Một vài nhìn nhận về những di sản pháp luật dưới thời Lê-Trịnh (Thế kỷ XVII-XVIII); “Suy nghĩ về chính sách xã hội của các chúa Trịnh”; “Tìm hiểu sự nghiệp đổi mới của Trinh Cương đầu thế kỷ XVII”; “Trịnh Cương, Nguyễn Công Hãng và cuộc cải cách tài chính ở Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVIII”; “Chúa TRịnh Cương và những vấn đề kinh tế chính trị”; “Những nét mới thời chúa Trịnh Căn”;“Đấu tranh đòi lại vùng đất Tụ Long, một thắng lợi của công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của nhà Trịnh”;“Mối quan hệ giữa Chúa Trịnh với Vua Lê và Chúa Nguyễn”; “Suy nghĩ về Chúa Trịnh Vua Lê”; ”Vụ án Ninh quốc công Trịnh Toàn”; “Họ Trịnh đối với các giáo sĩ phương Tây”; “Quan hệ ngoại thương của Việt Nam và các nước phương Tây thế kỷ XVII-XVIII”; “Quan hệ Nhật – Việt thời chúa Trịnh”; ‘Từ  góc độ di sản  văn hóa thử bàn về thuật ngữ “Thời Lê Trung Hưng”.

-Quân sự :”Mô hình tổ chức quân đội của triều đình vua Lê – Chúa Trịnh; ”Mấy suy nghĩ Nhà Trịnh và căn cứ địa Biện Thượng, Vĩnh Phúc Thanh Hóa”; “Chúa Trịnh với sự nghiệp võ học và võ cử dân tộc”; “Về binh chế – Tổ chức quân đội của triều chính Vua Lê – Cúa Trịnh”; “Đôi nét về thủy quân của Chúa Trịnh xứ Đàng Ngoài”; “Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng, nhà quân sự tài ba”;“Nhà Trịnh với lịch sử quân sự”; “Chúa Trịnh với các cuộc chiến tranh phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa”;“Nhà Trịnh với phong trào nông dân”.

Phần III –Văn hóa nghệ thuật: “Trịnh Sâm (1767 -1782) – Một vị Chúa trọng học vấn, quý hiền tài”; “Một vài nét cần  lưu ý về thơ Trịnh Sâm”; “Nghệ thuật tạo hình thời Trịnh (Thế kỷ XI –XVIII); “Một số công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê – Trinh ở Thanh Hóa”; “Từ bộ tự điển song ngữ đầu tiên là”Chỉ Nam  Ngọc âm giải nghĩa” và cuốn “Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh”; “Các di tích Nhà Trịnh ỏ Vĩnh Lộc – những vấn đề cần quan tâm”.

GS.Văn Tạo đã tổng kết cuộc Hội thảo như sau: Hội thảo về Nhà Trịnh của chúng ta hôm nay thật là cần thiết, lý thú và bổ ích. Phải nói dây là cuộc Hội thảo đầu tiên về nhà Trịnh mà vẫn không phải là duy nhất vì, cũng như bất cứ cuộc Hội thảo lịch sử nào, đều không cho phép tự coi mình như là tiếng nói cuói cùng.

Vấn đề được thảo luận đầu tiên là về dòng họ Trịnh. Ỏ đây không có gì là gay cấn, trái ngược nhau, nhưng cũng rất lý thú vì các dòng họ Trịnh đã cùng nhau tìm ra gia phả từ 6 đời trước Trịnh Kiểm, xác định chức tước của họ trong triều đình Lê –Trịnh, làm rõ những vị chúa có đức có công; lại có vị chúa ít đức kém tài; xác định công lao hay thiếu sót của họ trong việc góp phần quản lý đất nước; xác định con cháu của họ Trịnh từ trước đến nay đã đóng góp gì cho công cuộc dựng nước và giữ nuước ( cố nhiên là những nét chính).

Thảo luận phong phú và sôi nổi nhất thuộc về phần ”Đánh giá vị trí và công lao của các chúa Trịnh và nhà Trịnh nói chung”.

Bối cảnh lịch sử xã hội lúc đó, khi mà – chế đọ phong kiến đã suy tàn, con cháu nhà Lê không còn đủ sức để cai quản đất nước, khung hoảng kinh tế xã hội diễn ra có lúc trầm trọng. Nước ngoài cũng không từ bỏ âm mưu xâm lược. Cả dân tộc đang cần có một chính quyền đủ sức để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Hội thảo đã tương đối nhât trí: Trong điều kiện xã hội Việt Nam như vậy thì việc các chúa Trịnh từng bước lấn át vua Lê là tất yếu khách quan. Chúa Trịnh phải nắm thực quyền để điều hành xã hội, quản lý đất nước. Bên cạnh “Lục bộ”, họ phải đặt ra “Lục phiên” để thực sự hành động. Chính nhờ vậy mà về đối nội đã giữ được kỷ cương phép nước, đưa xã hội Việt Nam phát triển ở mức độ nhất định, về đối ngoại đã giữ gìn được độc lập dân tộc, bảo vệ được lãnh thổ quốc gia, đòi lại được mỏ đồng Tụ Long mà Trung Quốc đã chiếm dụng từ trước; về phát triển đất nước đã tiến hành được một số cải tiến đổi mới tiêu biểu là thời kỳ chúa Trịnh Cương về tài chính, hành chính, giáo dục, quân sự…Hội thảo cũng không quên nêu ra những tiêu cực của nhà Trịnh như khủng hoảng thời Trịnh Giang và các chúa sau khi Trịnh Sâm mất.

Một số vấn đề khác cũng được Hội thảo đề cập đến như thái độ của các chúa Trịnh đối với sự truyền giáo và quan hệ thương mại với phương Tây và đã đi tới nhất trí: Việc buôn bán với nước ngoài có lúc phát triển như ở Kinh Kỳ Kẻ Chợ, Phố Hiến là do phần nào kinh tế hàng hóa phát triển, nhưng còn do sự cân thiết cung cấp vũ khí cho nhu cầu chiến tranh. Đội quân truyền giáo cũng có lúc ban đầu được mở cửa, nhưng còn lo lắng trước nạn ngoại xâm nên có lúc phải hạn chế, thậm chí hủy bỏ các mối quan hệ. Trách nhiệm “Nồi da nấu thịt trong Trịnh – Nguyễn phân tranh cả các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều phải chịu trách nhiệm. Cũng có tham luận nêu lên ý kiến coi chia tách đã tạo điều kiện để chủ động phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở mỗi miền.

Ngoài ra Hội thảo cũng đề cập tới những cống hiến về văn học, nghệ thuật thời Lê-Trịnh, như thừa nhận các chúa Trịnh Căn, Trịnh Sâm, Trịnh Cương, Trinh Doanh vừa là nhà quản lý đất nước vừa là nhà thơ có cống hiến trong văn học thời trung đại. Ngay cả Trịnh Thị Ngọc Trúc với tác phẩm “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”vừa có tinh thần văn học vừa như “từ điển học” và ‘Phật thuyết bảo phụ mẫu tâm” của Trịnh Quán cũng có cống hiến nhất định về mặt văn hóa. Đặc biệt về nghệ thuật tạo hình điêu khắc gỗ và đá, đẫ đánh dấu sự phát triển đặc biệt của nghệ thuật tạo hình thời Lê- Trịnh.

Cuối cùng Hội thảo đã nêu lên 4 kiến nghi: – Xác định rõ công lao của họ Trịnh trong biên soạn và giảng dạy lịch sử.- Ghi công lao đó bằng cách lấy tên mội số danh nhân họ Trịnh đặt tên cho các đường phố.-Quy hoạch và công nhận di tích lịch sử về nhà Trịnh ở Vĩnh Lộc Thanh Hóa.- Sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn hoc, điêu khắc thời Lê – Trịnh.

Ngày 18 tháng 7 năm 2006 đã diễn ra cuộc Hội thảo “Bộ sách Chúa Trịnh qua những áng thơ văn” của tác giả Trịnh Xuân Tiến tại Nhà xuất bản Lao Động.Tham dự Hội thảo có các tham luận : Chào mừng sự ra đời của bộ sách”Chúa Trịnh qua những ánh thơ văn”của GS. Văn Tạo; Giới thiệu thơ Hàn luật của Khang vương Trịnh Căn của PGS.TS. Ngô Đức Thọ; Chúa Trịnh qua những áng thơ văn, một công trình hữu ích đối với nghiên cứu” của PGS.TS.Trần Thị Băng Thanh; Lời nhận xét của nhà thơ Ngô Văn Phú; Một bộ sách quý – một tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Bao; Thư của PGS.TS.Vladimia Anthschchenko, Học viện Á –Phi, ĐHQH Mas Cơ Va; Bộ sách quý “chúa Trịnh qua những áng thơ văn”của nhà báo Trương Thị Kim Dung; Văn hóa là gốc rễ của GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt; Nước non không một bóng ngoại xâm của KS.Trịnh Đình Hưng; Về bộ sách quý “Chúa Trịnh qua những áng thơ văn” của nhà giáo Lê Hợp Hải; Chào mừng thành công của bộ sách quý đã làm sáng tỏ một thời Việt Nam có 250 năm độc lập và thịnh trị – thời vương triều Lê – Trịnh của KS. Trịnh Đức Mậu; Trang phục của vua Lê chúa Trịnh cuả KS. Trịnh Bích Thủy và Đôi điều tâm sự của tác giả Trịnh Xuân Tiến.

Mở đầu cuộc Hội thảo GS.Văn Tạo nhấn mạnh:”Họ Trịnh, một dòng họ công lao thì nhiều nhưng chưa được lịch sử đánh giá rõ ràng. Cũng chính vì vậy mà với tinh thần”Công minh lịch sử và công bằng xã hôi”, tôi đã nhiệt tâm xem xét và viết lời giới thiệu cho cả 5 cuốn sách, mong sao  cả bộ sách đời, để góp phần làm sáng tỏ thêm một giai đoạn lịch sử. Thực tế là, nếu khai thác di sản lịch sử của thời kỳ Lê Trịnh về mặt giữ nước, chúng ta không chỉ ca ngợi hơn 200 năm đã giữ được độc lập dân tộc không để cho bất kỹ kẻ thù xâm lược nào đánh chiếm được đất nước ta mà còn đòi lại được đất đai đã bị xâm chiếm. Đó là khu mỏ đồng Tụ Long giàu khoáng sản, rộng biên cương (mà sau này nhà Nguyễn lại để mất). NHưng còn di sản vô cùng quý báu của thời Lê Trịnh nữa là về mặt xây dựng đất nước phát huy được thành quả dựng nước rực rỡ thời Lê Sơ thịnh trị. Ngoài kinh tế chính trị còn phải kể đến văn hóa xã hội. Văn hóa Đại Việt thế kỷ 17, 18 thời Lê Trịnh, xét riêng về mặt văn thơ là mội sự phát triển liên tục thơ văn của dân tộc từ Lê Thánh Tông, nay đạt đến một tầm cao mới. Nếu thời Lê Sơ thịnh tri, văn thơ tiêu biểu là của Lê Thánh Tông và Tao đàn nhị thập bát tú, thì thời Lê Trịnh tiêu biểu là các chúa Trịnh và đông đảo các nhà khoa bảng, các nhà văn nhà thơ nổi tiếng. Sản phẩm văn thơ thời Lê Trịnh chỉ kể theo những tác giả, danh nhân nổi tiếng cũng đã thấy phong phú và đặc sắc. Đó là Lê Quý Đôn, Lê Hữu Kiều, Lê Hữu Trác, Ngô Thời Nhậm, Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Khản, Nguyên Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyến Án, Bùi Huy Bích, Nhữ Đình Toản, Nhữ Đình Hiền, Phan Huy Cận, Phan Huy Ích, Nguyễn Qúy Đức, Phạm Công Trứ, Phạm Quý Thích, Phạm Đình Hổ…Trong bài “Thơ hàn luật của Khang vương Trịnh Căn”, PGS. Ngô Đức Thọ khẳng định Có đến 4 vị chúa Trịnh có các tập thơ Nôm rất hay: Trịnh Căn có Ngự đề Thiên hòa doanh bách vịnh, Trịnh Cương có Lê Triều Ngự chế quốc âm thi, Trịnh Doanh và Trịnh Sâm trong thi tập cũng có nhiều thơ nôm đề vịnh các nơi danh thắng. Khi so sánh với các tác giả khác thì thấy chữ nôm Trinh Căn dùng trong thơ nhiều hơn gấp nhiều lần, vấn đề này rất lý thú và có ý nghĩa khá lớn. PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh cho rằng thơ văn các chúa Trịnh được giới thiệu một cách tập trung tuy chưa phải là toàn diện, có tác dụng nhắc nhở các nhà văn học sử không nên bỏ qua thành tựu không nhỏ – dòng văn họ Trịnh này. Nhà văn Ngô Văn Phú cho răng các công trình này làm sáng tỏ thêm kịch sử. Tác giả Trịnh Xuân Tiến đã dựng nên được chân dung chủa các chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trinh Sâm, Trịnh Tông. Nếu được toàn bộ các chúa Trịnh thì trở thành một bộ sách quý. NHà thơ Nguyễn Bao cho rằng năm tập sách về chúa Trịnh đã gây được một ấn tượng mới mẻ, nó xóa dần đi nhưng dấu ấn hằn sâu vào tuổi thơ ấu của tôi và in dấu cho tơi ngày nay, đó là các dấu ấn không đẹp lan truyền về các chúa Trịnh. Cách tiếp cận chân lý lịch sử của bộ sách qua những áng thơ văn là dễ thuyết phục. Bởi vì “văn là người”. Các nhà thơ trong phủ Chúa đã đủ sức vượt qua thời gian ba thế kỷ vì cái lẽ côt yếu là đã chân tình nói lên nững gì nung nấu tận đáy lòng. Ta cũng hiểu vì đâu mà đương thời đã đánh gía “Văn người phục, võ giặc sợ”. Trong gần ba thế kỷ từ XV – XVII, ba tác giả hàng đầu đã đưa tiếng mẹ đẻ lên vị trí cao sang, đủ năng lực diễn tả mọi cung bậc tình cảm của người Viêt – chính là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trịnh Căn. Dẫu cách xa ta dằng dặc thời gian nhưng thơ Trịnh Căn còn đủ sức gợi cho ta những vẻ đẹp về giang sơn cẩm tú:

“ Muôn khóm cỏ hoa khoe thức tốt

Nghìn tòa cung các sực trời xanh

Dập dìu rạng có điềm lân phượng

Chao chát thông chi lũ yến oanh”

Về thiên nhiên bốn mùa:

“ Quỳnh uyển rỡ ràng phong gấm sắc

Phượng thành bỡ ngỡ ánh thanh vân”

PGS.TS.V.Antschchenko nhấn mạnh chúa Trinh Sâm không những viết nhiều thơ hay mà còn dám khắc lên núi đá nhiều dòng chữ to tại nhiều nơi danh lam thắng cảnh của Đàng Ngoài, và do vậy được mệnh danh là “Chúa thạch thi”. Việc chúa Trịnh Sâm khắc thơ trên đá không chỉ là ý muốn nhất thời, mà đó cũng là biểu hiện của lòng bảo hộ rông rãi của chúa Trịnh đối với bề tôi và bách thần của Vương quốc Đàng Ngoài. Nhà báo Trương Thị Kim Dung nhấn mạnh “Chúa Trịnh qua các áng thơ văn”còn có thể coi là bộ sách văn học sử sinh đông và độc đáo giúp độc giả hiểu kỹ hơn toàn cảnh của một giai đoạn hết sức đặc biệt đã sản sinh ra mô hình”nhất quốc lưỡng chế”(vua trị vì, chúa điều hành chính sự đất nước) – một mô hình có nhiều cải cách tiến bộ và xuất hiện sớm hơn nhưng có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ Mạc Phủ của Nhật Bản. Với tiêu đè “Văn hóa là gốc rễ” GS.TsKH.Trịnh Tam Kiệt cho rằng”Soạn giả Trịnh Xuân Tiến đã cho chúng ta biết chân giá trị của các “cổ vật”qua các áng thơ văn của cả một thời kỳ văn hóa trải dài gần một phần tư thiên niên kỷ thông qua cuộc đời, hành trạng và thơ văn của các chúa Trịnh và nhiều hiền thần lương đống, trí sĩ tài hoa như: Phùng Khắc Khoan, Lương Đăc Bằng, Hà Tông Huân, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm,Nguyễn Huy Oánh, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Thiều, Phạm Quý Thích, Bùi Huy Bích, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ v v…Trên thực tế, các vị là những người cùng với nhà Chúa cầm lái con thuyền quốc gia, là hoa tiêu chính trực thông minh, tạo nên sự ổn định hơn 200 năm của vương triều Lê Trịnh, tạo nên sự phát triển rực rỡ của văn hóa thời Lê Trịnh và sĩ khí của “Sĩ phu Bắc Hà”.

Trên cơ sở tình hình nghiên cứu về Triết vương Trịnh Tùng còn nhiều khoảng trống,Hội khoa hoc Lịch sử Việt Nam phối hợp với Hội đồng họ Trịnh Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học về Triết vương Trịnh Tùng, nhằm làm sáng tỏ thêm một bước nhân cách đạo đức và những đóng góp của ngài đối với lịch sử dân tộc. Cuộc Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 385 ngày Triết vương Trịnh Tùng băng hà” lần này được tổ chức ngày 20 tháng 8 năm 2008 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.Hội thảo đã được các nhà khoa học trong nước và ngoài nước (Nga, Đức) nhiệt tình hưởng ứng. Ban tổ chức cuộc Hội thảo đã nhận được 15 bản báo cáo khoa học tập trung vào 3 nhóm vấn đề sau:

Đánh giá nhân cách văn – hóa chính trị của Triết vương Trịnh Tùng có các tham luận của GS.Văn Tạo, PGS.Nguyễn Minh Tường, TS.Trương Thị Yến, NCV Ngô Vũ Hải Hằng v v…Khi nhìn nhận về nhân cách văn hóa – chính trị của Triết Vương Trịnh Tùng hầu hết các tác giả đều biểu thị sự đồng tình với nhận định của sử gia Phan Huy Chú ở thế kỷ XIX ”Ông tính khoan hậu, yêu ngườì khéo vỗ về tướng sĩ, đoán thế giặc không sai, dùng binh như thần…Công lao sự nghiệp lưng lẫy”.Theo Nguyễn Minh Tường, việc nhà Lê-Trịnh chiến thắng được nhà Mạc vào năm 1592 chủ yếu bởi “nhân hòa”.Nếu Triết vương Trịnh Tùng đứng đầu Nam triều “một con người đâỳ khoan dung đại lượng, tài ba sáng suốt”, thì nhà Mạc dưới sự trị vì của Mạc Mậu Hợp là người không có năng lực và tư cách rất kém…Đánh giá công lao của Triết vương Trịnh Tùng trong việc hoàn thành công cuộc trung hưng nhà Lê PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn cho rằng” trong cuộc chiến tranh đánh bại nhà Mạc, khôi phục cơ nghiệp nhà Lê, Trịnh Tùng đã đống vai trò hết sức quan trọng, thể hiện rõ là một nhà chỉ huy chiến lược xuất sắc, một vị tướng cầm quân tài giỏi”.

Về công lao của Triết vương Trịnh Tùng trong công cuộc trung hưng nhà Lê cũng đã được PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, PGS. Nguyễn Minh Tường và Trịnh Xuân Tiến khẳng định với các cách tiếp cận khác nhau.

Đặc biệt công lao của Triết vương Trịnh Tùng trong sự nghiệp văn trị, phục hồi đất nước sau chiến tranh có các tham luận của PGS.Nguyễn Tá Nhí, PGS.TS. Lại Văn Hùng, Ths Nguyễn Hữu Tâm, PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, TS.Nguyễn Đức Nhuệ,TS.Nguyễn Phương Chi, GS.Trinh Tam Kiệt và họa sĩ Trịnh Quang Vũ đề cập đến. Kể từ sau năm 1592 trở đi, Triết vương Trịnh Tùng nổi lên như một nhà lãnh đạo đất nước tài năng, một chính trị gia kiệt xuất thời Lê Trung Hưng.TS Nguyễn Văn Nhuệ cho rằng:”Trong bối cảnh chính trị phức tạp như vậy, với năng lực chính trị đặc biệt, Trịnh Tùng đã từng bước kiện toàn và tăng cường hiệu quả của bộ máy hành chính từ trung ương tới địa phương, tổ chức khoa cử để kén chọn nhân tài, ban hành nhiều chính sách lớn để phát triển kinh tế…”. PGS.TS. Lại Văn Hùng con nêu rõ:”Điều đáng nói nữa là nhà Lê Trung Hưng không chỉ sử dụng được hết các “hiền tài nguyên khí” do chính mình đào tạo (như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Văn Giai…), mà còn dung nạp được các kẻ sĩ Bắc triều (như Đỗ Uông, Đồng Hãng, Ngô Thảo…”.Rõ ràng Trịnh Tùng phải là một người vừa có lòng vị tha, đại lượng, vừa có bộ óc minh triết thực tế. PGS.Nguyễn Tá Nhí đã nêu lên phong cách ứng xứ có văn hóa của Triết vương Trịnh Tùng đối với Tam giáo. PGS.Đinh Khắc Thuân nhấn mạnh, sau khi hoàn thành sự nghiệp trung hưng, Triết vương Trịnh Tùng đã quan tâm ngay tới việc bình thường hóa quan hệ bang giao với nhà Minh.

Thêm vào đó, trong cuộc Hội thảo này cũng ghi nhận một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu lịch sử dòng họ là báo cáo cuả GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt và TS. Michael Jung khi bước đầu nghiên cứu phả hệ chú Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng dựa trên các đặc điểm sinh học phân tử trên cơ sở nghiên cứu gen Y của một số nam giới trong thân tộc Trịnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm sinh học phân tử của các cá thể họ Trịnh có gia phả từ 25 đời sống cách xa nhau lại có thể giông nhau tới 100%, thật là kỳ lạ.

Đúng như nhận định mang tính tổng kết của GS.NGND.Đinh Xuân Lâm “Triết vương Trịnh Tùng là một nhân vật lịch sử có tầm vóc quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng có thể nói, cho đến nay, những hiểu biết của chúng ta về ông vừa thiếu chính xác vừa không đầy đủ”.

Ngày 10 tháng 1 năm 2010, Hội đồng họ Trịnh Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Hội khoa học lịc sử thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “Chúa Trịnh Cương- Cuộc đời và sự nghiệp” tại Hội trường lớn Thư viên Quốc gia nhân kỷ niệm 281 ngày Nhà Chúa băng hà (1729- 2010).Tham dự hội thảo có 37 tham luận khác nhau. Một số báo cáo khoa học chính đã được trình bầy. GS.NGND.Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch Hội KHLS Việt Nam đã kết luận hội nghị như sau:”Qua các báo cáo đã trình bầy tại hội thảo khoa học này, mọi người tham ự đều thấy đã có đủ điều kiện – cả về lý luận và thực tiễn, để khẳng định Nhân Vương Trịnh Cương là một nhà chính trị tài năng, một nhà quân sự lão luyện, một nhà văn hóa tài ba có nhiều đóng góp cụ thể và to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sự nghiệp chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế của nhà Chúa đều có những điểm xuất sắc, nổi trội mà trước đây do tư duy sử học còn bị hạn chế, tư liệu lại còn chưa đầy đủ, nên việc nhìn nhận, đánh gía còn có phần thiếu sót, nếu không nói là có trường hợp thiếu chính xác, thâm chí xuyên tạc”.

Trước thềm  Đại lễ kỷ niêmj 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Hội đồng Họ trịnh Việt Nam tổ chức cuộc Hội thảo khoa học “Thăng Long thời Lê- Trịnh”.Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 33 bản tham luân của các nhà nghiên cứu từ nhiều cơ quan khoa học khác nhau như: Viện Sử học, Viên nghiên cứu Hán Nôm, Viện Dân tộc học,Viện Văn học, Viện Khảo cổ học (Thuộc Viện KHXH Việt Nam);Khoa Lịch sử – Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội); Viện Lịch sử quân sự- Bộ Quốc phòng; Bảo tàng lịch sử Việt Nam; của hội viên Hội KHLS Việt Nam và các hậu duệ của dòng họ Trịnh tại Hà Nội, Thanh Hóa và một số địa phương khác

Nội dung của các tham luận tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính:

Đặc thù của nhà nước thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII- XVIII) là định chế cung vua – phủ chúa tồn tại từ năm 1599 đến năm 1789, cùng điều hành quản lý đất nước, trong đó vai trò của các chúa Trịnh chiếm vị trí nổi bật và đặc biệt quan trọng với các tham luận sau: Chính quyền nhà nước thời Lê –Trịnh của PGS.TS.Trần Thị Vinh; Thực chất của định chế cung Vua – phủ Chúa thời Lê Trung hưng của TS.Nguyễn Đức Nhuệ; Thiết chế”Vua Lê – Chúa Trịnh “ở Thăng Long nhìn từ những người phương Tây đương thời của PGS.TS.Nguyễn Thừa Hỷ; Tổ chức hành chính và người đứng đầu Thăng Long Hà Nội của PGS.TS. Bùi Xuân Đính và Tản mạn đôi điều nghĩ về nhà Trịnh và vương triều Lê – Trịnh của tác giả Hoàng Hải. Nhìn chung các tham luận đã nhìn nhận tương đối toàn diện về thể chế, bộ máy chính quyền thời Lê Trung hưng và nêu lên tính hợp lý cúa thể chế này.Trên thực tế, các chúa Trịnh là người điều hành toàn bộ hệ thống chính trị của Đàng Ngoài và là người trực tiếp ban hành và thực thi những chính sách trị quốc an dân trong hai thế kỷ ấy.

Về hoạt động kinh tế thời Lê- Trịnh gôm 3 tham luận sau: Kinh tế thương nghiệp thời Lê – Trịnh qua một số nguồn sử liệu phương Tây của PGS.TS.Nguyễn Văn Kim và Ths Nguyễn Mạnh Dũng; Vài nét về kinh tế công thương nghiệp Thăng Long thời Lê –Trịnh của PGS.Vũ Huy Phúc và Quan điểm kinh tế và chế độ ruộng đất của Vua Lê- Chúa Trịnh giai đoạn 1676 -1729 của tác giả Tuấn Đạt.Tuy chưa đầy đủ và toàn diện, nhưng các tác giả cũng đã phác thảo được một phần bức tranh kinh tế thời Lê – Trịnh liên quan tới hai lĩnh vực thương nghiệp và nông nghiệp. Qua nguồn tư liệu phương Tây, tác giả Nguyễn Văn Kim ghi nhận “thế kỷ XVI – XVIII được coi như thời kỳ hoàng kim trong giao thương quốc tế”. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế lích sử phát triển kinh tế và giao thương ở Đàng Ngoài với Trung tâm Kẻ Chợ và Phố Hiến.

Về các lĩnh vực quân sự,ngoại giao, pháp luật, giáo dục, văn học… gồm các tham luận: Tư tưởng quân sự của Chúa Trịnh của GS. Đinh Xuân Lâm; Quân đội thời Lê – Trịnh ở kinh thành Thăng Long của PGS.TS.Lê Đình Sĩ; Thắng lợi của triều Lê –Trịnh trong việc giải quyết tranh chấp mỏ đồng Tụ Long thế kỷ XVIII của TS. Nguyễn Hữu Tâm; Quốc triều chiếu lệnh thiện chính và những vấn đề điển chế – luật pháp dưới thời Lê – Trịnh (1533-1788) của TS. Nguyễn Ngọc Nhuận; Đào tạo và trọng dụng nhân tài Thăng Long thời Lê – Trịnh của TS.Nguyễn Mạnh Kha; Tác phẩm thơ văn Chúa Trịnh của Minh Thuận; Một số sự kiện quan trọng đạo Tứ Phủ ra đời ở Thăng Long thời Lê – Trịnh của PGS.Vũ Ngọc Khánh; Ca trù thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVI-XVIII) của Ngyễn Đức Mậu; Có một dòng văn Trịnh Phủ của PGS.TS.Trần Thị Băng Thanh; Khởi sắc hồ Tây thời Lê – Trịnh và các bà chúa thời Lê – Trịnh với văn hóa Thăng Long của nhà thơ Trương Thị Kim Dung. Đáng chú ý là việc đánh giá cao tính hoàn bị trong việc tổ chức quân đội thời Lê – Trịnh, trong đó có tổ chức võ cử tạo nên lực lương quân sự khá mạnh, làm áp lực trong việc đấu tranh ngoại giao, đòi lại mỏ đông Tụ Long.

Kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật thời Lê – Trịnh được đề cập trong 6 tham luận: Hành điện Vạn Lại, nơi khởi nghiệp Trung Hưng của nhà Lê của PGS. Hà Đình Đức; Đô thị Thăng Long vàng son thời trung đại của TS. Trinh Quang Dũng; Mỹ thuật kiến trúc Thăng Long  Đàng Ngoài từ cuối thế kỷ XVI, XVII, XVIII  của Trịnh Quang Vũ; Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long Hà Nội của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân; Các Chúa Trịnh và Võ Miếu, Giảng Võ điện của PGS.TS. Trịnh Sinh; Tìm lại di tích hành cung Cổ Bi xưa của TS.Nguyễn Văn Đoàn.Thực tế lịch sử cho thấy, trong các thế kỷ XVII – XVIII kiến trúc và phạm vi không gian có nhiều thay đổi, bên cạnh hoàng thành xưa còn có Phủ chúa Trịnh nằm ở phía Đông Nam kinh thành Thăng Long cạnh hồ Hoàn Kiêm bây giờ vời kiến trúc nguy nga tráng lệ được các người nước ngoài ngưỡng mộ và ca ngợi.

Thời Lê Trung hưng nhân tài nở rộ, nhiều nhà khoa bảng, nhiều danh nhân văn hóa xuất hiện là những chứng cớ sinh động về tính tích cực trong chính sách trọng hiền , đãi sĩ của nhà nước thời Lê – Trịnh. Nội dung này được đề cập đến trong 4 tham luận: Vai trò của dòng họ Trịnh trong việc Trung hưng nhà Lê của Vĩnh Kiên; Ân vương Trịnh Doanh tài kiêm văn võ của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí; NHững cống hiến của Hoàng Đình Ái với vương triều Lê – Trịnh thời Lê Trung hưng của Hoàng Hải; Thám hoa Nguyễn Quý Đức (1648 – 1720) của TS. Vũ Duy Mền; Phạm Công Trứ, nhà chính trị văn hóa lớn của thế kỷ XVII của Lê Quang Chấn; Văn bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc tử Giám của PGS.TS. Đinh Khăc Thuân. Ngoài danh tướng Hoàng Đình Ái có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp Trung hưng, hàng trăm danh nhân khác được đào luyện và thành danh dưới thời Lê – Trịnh được vinh danh trong 68 bia tiến sĩ (trong tổng số 82 bia tiến sĩ được dựng ở Văn miếu quốc tử Giám đã minh chứng sự thực lịch sử đó).Các Chúa Trịnh cùng với những tôi thần có tài năng và phẩm hạnh, mà Nguyễn Quý Đức và Phạm Công Hãng là tiêu biểu, đã trực tiếp quản lý và điều hành đất nước từng bước đến thịnh trị để cho vua Lê “rủ áo khoanh tay mà nước được trị”trong hai thế kỷ như lời các sử thần phong kiến từng ca tụng.

Dưới góc độ địa lý nhân văn, GS.TSKH.Trịnh Tam Kiệt trong tham luận “Phác thảo đôi nét về địa lý tự nhiên và nhân văn Thăng Long thời Lê – Trịnh “ khẳng định ưu thế của miền đất Thăng Long trong việc kiến lập kinh đô muôn đời. Việc nhà Lê trở lại định đô ở Thăng Long là hoàn toàn phù hợp và trong gần hai thế kỷ đã tạo cho Thăng Long một bước phát triển đáng kể trên nhiều lĩnh vực.

Hà Nội tháng 9 năm 2019

GS.TSKH.Trịnh Tam Kiệt

There are no comments yet

Tin khác đã đăng