Về bài thơ của Chúa Trịnh Sâm



“Chích Trợ sơn”, tên Nôm là núi Chiếc Đũa. Sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn, thế kỷ XIX chép: ‘Núi Chích Trợ là một ngọn núi đứng trơ trọi, trông như hình chiếc đũa dựng trong cái vạc. Đứng xa lại trông như hình tòa sen, nên lại gọi là “Liên Sơn”(1). Sách Hoàng Việt địa dư chí” của Phan Huy Chú, ở thế kỷ XIX, cũng chép: “Núi Chích Trợ ở ngoài cửa biển Thần Phù, chót vót lởm chởm đứng một mình, trông như đẽo gọt nhọn đi”(2)

“Chích Trợ sơn”, tên Nôm là núi Chiếc Đũa. Sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn, thế kỷ XIX chép: ‘Núi Chích Trợ là một ngọn núi đứng trơ trọi, trông như hình chiếc đũa dựng trong cái vạc. Đứng xa lại trông như hình tòa sen, nên lại gọi là “Liên Sơn”(1). Sách Hoàng Việt địa dư chí” của Phan Huy Chú, ở thế kỷ XIX, cũng chép: “Núi Chích Trợ ở ngoài cửa biển Thần Phù, chót vót lởm chởm đứng một mình, trông như đẽo gọt nhọn đi”(2)

Thực ra núi Chích Trợ hình thù không hề giống chiếc đũa chút nào. Chẳng hiểu tại sao người xưa lại đặt tên núi như thế ? như Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726 – 1784) từng nhận xét:
Có lẽ thuở xưa nước biển dâng rất cao, núi Chích Trợ nằm ở cửa Thần Phù mênh mông biển nước. Nhiều vua, chúa, danh nhân nước ta đi kinh lý, hoặc đem quân vào Nam chinh phạt, thường qua lại cửa Thần Phù và núi Chích Trợ. Một số vị đã ghé thuyền lên núi vãn cảnh, đề thơ, như vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, chúa Trịnh Sâm, Bảng nhãn Lê Quý Đôn v.v.
Riêng về chúa Trịnh Sâm (1737 – 1782), các sách như: Lịch triều hiến chương loại chí, Trịnh gia thế phả… đều có chép bài thơ nhà chúa đề ở núi Chích Trợ. Song không hiểu tại sao các sách trên chỉ chép có 6 câu đầu, mất hẳn 2 câu cuối và phiên âm như sau:

Nhất vọng thương mang hải sắc thu,
Thùy tương Chích Trợ chướng hoành lưu.
Cô cao như tước phù ngao cực,
Tủng trĩ vô song áp thẩn lâu.
Thập nhị hải môn tiêu để trụ,
Tam thiên thế giới nhận tiên châu
.

(Theo bản phiên âm của sách: Lịch triều hiến chương loại chí)(3)

Gần đây, chúng tôi đã hai lần đến tìm hiểu những bút tích Hán Nôm đề ở núi Chích Trợ. Hiện nay, núi này tọa lạc trên cánh đồng làng Văn Đức, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Quả thật hình núi không giống “chiếc đũa” chút nào, mà có lẽ giống một “tòa sen” như Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã nhận xét. Núi chỉ cao khoảng gần trăm mét, gồm nhiều phiến đá xếp thành từng lớp. ở giữa, có một cái hang xuyên suốt từ bên này sang bên kia núi. ở vách núi phía bắc, còn thấy khắc hai bài thơ chữ Hán, làm theo thể Đường luật. Một bài của vua Lê Hiến Tông, đề năm Cảnh Thống thứ 4 (1501) và một bài là của chúa Trịnh Sâm, mà các sách nói trên đã chép. Nhưng bản khắc trên núi còn đủ cả 8 câu. Chúng tôi đã bắc thang đến tận nơi, đọc kỹ từng chữ, và xin giới thiệu toàn văn cùng bạn đọc:

御 製 題 隻 著 山
臺 望 滄 茫 海 色 秋
天 將 隻 著 障 橫 流
聳 “峙” 無 雙 壓 蜃 樓
十 二 海 門 標 “砥” 柱
三 千 塵 “界” 認 “仙” 州
挾 超 自 是 英 雄 志
前 席 何 須 更 借 籌
日 南 元 主 題(4)

Phiên âm:

chế đề Chích Trợ sơn
‘Nhất vọng thương mang hải sắc thâu (thu),
Thiên tương Chích Trợ chướng hoành lưu.
Cô cao như tước phù ngao cực,
Tủng trĩ vô song áp thẩn lâu.
Thập nhị hải môn tiêu để trụ,
Tam thiên trần giới nhận Tiên châu.
Hiệp siêu tự thị anh hùng chí,
Tiền tịch hà tu cánh tá trù !
Nhật Nam nguyên chủ đề.
Dịch nghĩa:
Trông ra biển xanh bát ngát một màu thu,
Trời đem núi Chích Trợ chắn ngang dòng nước.
Một mình sừng sững như con ngao nổi lên giữa biển nâng cột chống trời,
Một mình chót vót như muốn che lấp cả tòa thẩn lâu.
Trong mười hai cửa biển duy ngọn núi này vút cao như trụ đá,
Khắp ba nghìn cõi trần đều coi đây là một cõi tiên.
Chí khí anh hùng mang hoài bão từ đó,
Thuở trước nào đâu đã trù tính đến !
Tạm dịch thơ:

Thơ chúa đề núi Chích Trợ
Bát ngát trông vời biển sắc thâu,
Trời đem Chích Trợ chặn dòng sâu.
Một mình sùng sững nâng ngao cực(5),
Riêng dáng hiên ngang chắn thẩn lâu(6).
Hơn chục cửa sông nêu trụ đá,
Ba ngàn cõi thế đáng Tiên Châu.
Anh hùng chí khí vươn từ đó,
Thuở trước nào ai có tính đâu !

Thuở xưa, cả vùng này nước biển mênh mông, nên núi Chích Trợ như (cây) cột mốc của cửa biển Thần Phù. Nhiều vị vua nước ta thời cổ khi đem quân đi dẹp giặc phương Nam, cũng đã từng qua nơi đây, được sử sách ghi lại qua sự tích La Viện, một Đạo sĩ đã có công dẫn thuyền vua vượt qua sóng dữ, nên sau khi ông mất, được lập đền thờ và ban hiệu là “áp Lãng chân nhân”(7).
Bởi vậy, núi Chích Trợ là một di tích quý giá, chẳng những có bút tích của một số danh nhân nước ta, mà còn là một địa danh lịch sử, nên cần được gìn giữ, bảo vệ một cách chu đáo, trân trọng !

CHÚ THÍCH

(1) Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. KHXH., Hà Nội 1992, T.1, tr.53.
(2) Trịnh Như Tấu – Trịnh gia chính phả – Nxb. Ngô Tử Hạ, 1936.
(3) Sđd., tr.53.
(4) Phía dưới còn một dòng chữ Hán nhỏ, đã bị mất hết nên đọc không được.
(5) Ngao cực: là một loại rùa biển. Theo thần thoại Trung Quốc, thuở hồng hoang bà Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, lấy bốn chân con ngao làm đá kê cột chống trời.
(6) Thẩn lâu: lâu đài do hơi con ‘Thẩn’ tạo nên trên mặt biển bởi hơi nước do mặt trời phản chiếu tạo nên.
(7) Theo Lê Thánh Tông thơ văn và cuộc đời, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998, tr.284 và theo Hồ Nguyên Trừng – Nam Ông mộng lục, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999, tr.90

HỒNG PHI – HƯƠNG NAO

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn