Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) và những điều còn lại



Nhạc Sĩ Người Việt Nam chúng ta phần đông biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là một người sáng tác nhạc trong suốt gần nửa thế kỷ qua, để lại cho đời hơn 600 ca khúc, một số vẫn chưa được phổ biến đến công chúng, với nhiều bản thảo đã hoàn tất hay […]

Nhạc Sĩ

Người Việt Nam chúng ta phần đông biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như là một người sáng tác nhạc trong suốt gần nửa thế kỷ qua, để lại cho đời hơn 600 ca khúc, một số vẫn chưa được phổ biến đến công chúng, với nhiều bản thảo đã hoàn tất hay viết dở dang gia đình đang lưu giữ.

Nhạc Trịnh Công Sơn bao gồm nhiều thể loại như:

• Tình Yêu
• Quê Hương
• Thân Phận
• Nhạc Thiếu Nhi

Họa Sĩ

Ngoài gia tài âm nhạc để lại cho đời, Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá là một họa sĩ có tầm cỡ, như một nhà phê bình đã từng nhận xét“…lần nào tôi cũng “mất hồn” khi được xem những gì TCS đã vẽ…những bức sơn dầu và một loạt tranh khổ nhỏ của anh, tôi được xem gần đây tại nhà Trịnh Vĩnh Trinh…cũng quá đẹp. Không nghi ngờ gì nữa: chúng ta có một TCS – Họa Sĩ đã ít nhiều giấu mình sau một TCS – Nhạc Sĩ.”(Báo Xuân Tuổi Trẻ 2011).

Họa sĩ Đinh Cường cho rằng: “…những hình thể mảng màu trong tranh xếp đặt ngộ nghĩnh và đầy suy tính, lại đúng với nguyên lý của nghệ thuật mới. Những họa sĩ chuyên nghiệp đôi lúc cũng ngợtay, khó bóp méo hình thể và sắp xếp không gian được như vậy. Sơn rất giỏi về nắm bắt những nét đặc trưng khi vẽ chân dung, nhất là chân dung những người bạn thân thiết.Sơn vẽ nhiều chân dung Văn Cao rất đẹp”.

Và cũng như họa sĩ Nguyễn Trung đã kết luận từ năm 1989 “Anh mới vẽ một vài năm nay và đã trở thành họa sĩ thật thụ”

Gia đình TCS và bạn bè hiện đang lưu giữ“một kho tàng tranh TCS”, theođánh giá của Nguyệt Cầm, (Báo Xuân Tuổi Trẻ 2011)

Người Viết Văn

TCS còn là tác giả của nhiều bài viết thể hiện rõ triết lý vàảnh hưởng của Phật Giáo và triết lý Thiền.Hiện nay GĐđang lưu giữ hơn 60 bài viết, một sốđã được đăng trên nhiều tờ báo ở Việt Nam và nước ngoài với nhiều đề tài và thể loại từ những nhận xét về Huế trong bài “Danh Lam Xứ Huế”, “Hư Không”, “Đi vàỞ”, đến những tản văn và sáng tác văn học như “Mái Nhà”, “Chú Lộ”, “Lá Thư”, “Mẹ và Tôi”…

Nhà Thơ

Trong quá trình sưu tập các tư liệu về TCS, gia đình đã tìm thấy 130 bài thơ mà TCS đã sáng tác, nhiều bài bằng tiếng Pháp gây ngạc nhiên cho nhiều người Việt Nam am tường ngôn ngữ và văn chương Pháp.

Sự kết hợp giữa thơ và nhạc trong ca từ của TCS đã tạo ra một phong cách riêng khiến nhiều nhà phê bình và phân tích ca từ TCS ca ngợi “Lời ca của anh ấy rấp đẹp. Đẹp như thơ…”như (Frank Gerke – Đức); hay “Còn hơn thơ ấy chứ… Thậm chí có những ca từ của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nỗi đâu.”(Trần Đăng Khoa)

Nhạc sĩ, Họa Sĩ, Người Viết Văn hay Nhà Thơ, một điều mà có lẽít người trong chúng ta vẫn chưa cãm nhận hết những gì TCS để lại cho đời.

Trong nước, nhạc TCS được nhiều người hát qua nhiều thế hệ, được yêu mến từ thành thị đến miền quê, từ giới trí thức đến người lao động, được biểu diễn trong các chương trình hoành tráng ở nhà hát lớn Hà Nội, TP.HCM cho đến các quán cà phê ven đô. Âm nhạc của TCS còn có tiếng vang rộng lớn trong cộng đồng người Việt, người Nhật và một số nơi trên thế giới.

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhạc Trịnh đã và đang:

• Được dịch ra và được nhiều người nước ngoài hát nhất.
• Nhận được một số giải thưởng lớn của âm nhạc thế giới.
• Hơn 2 triệu đĩa nhạc TCS đã bán ra tại Nhật từ thập niên 60 đến nay.
• Là đề tài nghiên cứu văn chương Việt Nam, đề tài của nhiều luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nước cũng như tại Nhật, Pháp…Có môn TCS Học tại ĐH UCLA (Mỹ) và một ĐH tại Tokyo (Nhật).
• Là nhạc nền của nhiều buổi trình diễn, kịch bản, vũ bale v.v., tại Việt Nam và tại nhiều nước trên thế giới.
• Đề tài của rất nhiều bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức,tiếng Hàn. . .

Trong 15 năm qua, từ khi TCS qua đời, đã có hơn 30 quyển sách viết về TCS, âm nhạc, ca từ, triết lý của dòng nhạc này.

Ngoài kho tài sản này của GĐ TCS, còn rất nhiều di vật, tác phẩm TCS hiện đang ở khắp các nơi tại Việt Nam và nước ngoài.

Đó là nhạc Trịnh, đó là tầm cỡ và ảnh hưởng của dòng nhạc Trịnh, của ca từ, của triết lý sống, một phong cách TCS, một kho tàng mà GĐ TCS đang duy trì, bảo quản và phổ biến rộng rãi cho thế hệ mai sau.

trinh cong son2

Về âm nhạc TCS, một số nhân vật nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét:

“… Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui, và biết đau đến tận cùng những nỗi đau của quê hương đất nước.”

Văn Cao

“…Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ… Không biết bao giờ đất nước chúng ta mới lại có được một nhạc sĩ với cả tài năng, đức độ và sự nghiệp như anh?”

NS Thanh Tùng

“Tôi lặng nghe … âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn, như sóng âm. Như địa chấn, làm loạn nhịp tim tôi và làm loạn nhịp tim biết bao nhiêu triệu người hâm mộ”
“Tầm vóc một con người được xác định bằng tầm vang của trái tim người ấy.”
“Anh là người có tiếng vang vô tận – tiếng vang của trái tim thiên tài. Một thiên tài không có tuổi.
Ôi, cát bụi tuyệt vời!”

Nguyễn Duy

“Người Hà Nội rất quý trọng anh vì tình yêu của anh đối với mảnh đất Thăng Long cổ kính… Đó là Hà Nội Mùa Thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Đó là Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió… Phải có một tình yêu thật chân thành, một cảm xúc thật tinh tế, anh mới có được những phát hiện ít thấy trong những ca khúc mà người ta thường nghe thấy về mùa thu Hà Nội.”

Phạm Tuyên

“…người tài hoa mà ca khúc không chỉ làm xao xuyến lòng người Việt Nam, còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục.”

Trần Văn Khê

“…những bài này tố cáo cái tàn nhẫn và phi lý của chiến tranh hùng hồn hơn bất cứ bài luận thuyết nào tôi được nghe từ phong trào phản chiến ở Mỹ”
Giáo sư John Schafer

(ĐH Humboldt, Hoa Kỳ)

“…anh biết yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người tử tế”… “Lời ca của anh ấy rấp đẹp. Đẹp như thơ…”

Frank Gerke(Đức)

“Còn hơn thơ ấy chứ… Thậm chí có những ca từ của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nỗi đâu.”

Trần Đăng Khoa

“Hội họa là giấc mộng tự do tinh thần không bờ bến” của Trịnh Công Sơn.

Họa sĩ Đinh Cường

“Đến Trịnh Công Sơn, nhạc Việt mới đi hẳn về một chiều mới.”
“ Những lòng yêu quê hương, lòng thương người của ông, những giọt nước mắt cho người mẹ ngồi chờ, chờ người lính, chờ trên đồi, cho chúng ta là những điều sẽ còn mãi trong lòng cả một xứ sở, một dân tộc trong nhiều năm nữa, chừng nào còn có người hát nhạc Việt.”
“Ba trăm năm nữa sẽ còn người hát và nghe những gì ông để lại. Đó là món quà âm nhạc ông để lại. Đó là món quà mà thỉnh thoảng lắm, có khi vài trăm năm Việt Nam mới được một món quà quý giá như thế.”

Bùi Bảo Trúc

“… cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Nó vẫn bay bổng, vẫn thẩm thấu trong những nhịp đập Việt Nam lưu lạc…”

Du Tử Lê

“Trong xã hội Việt Nam, cho đến hôm nay, chưa chắc gì người phụ nữ đã được giải phóng, tôn trọng đúng mức. Trong ca khúc Trịnh Công Sơn, họ được giải phóng và tôn trọng.”
“Tiếng hát làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẻ tóc… Văn học nghệ thuật Việt Nam đã bao nhiêu lần đóng vai trò đó?”

Đặng Tiến

“Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông.”
“Từ ông Sơn… tôi mới thành nhân và thành danh”

Khánh Ly

“…được sống cùng thời với Trịnh Công Sơn, là một vinh hạnh.”

Kiều Chinh

“Mặt đất bao la, anh em ta về, gặp nhau mừng trong bão lớn quay cuồng trời rộng…Lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học chúng tôi tiến vào Sài Gòn… Nối Vòng Tay Lớn…”

Nguyễn Văn Thọ

“Một phiến tài tình thiên cổ lụy.”

Nguyễn Trọng Khôi

“Trịnh Công Sơn … vẫn là một con người Việt Nam, nếu không nói đó là một thiên tài của đất nước Việt Nam nói riêng, và của thế giới nói chung”.
“Qua Trịnh Công Sơn, thế giới phần nào được biết thêm về cuộc chiến tranh kinh hoàng và đau thương của người Việt. Cũng qua Trịnh Công Sơn, thế giới còn biết được đây là một đất nước của bi kịch, nhưng, đồng thời, cũng là một đất nước của những con người tài hoa, tâm hồn hiền hòa, thơ mộng và tha thiết với cuộc đời.”
“Đóng góp của Trịnh Công Sơn trên mặt nghệ thuật là đóng góp của một con người Việt Nam vào sự nhận thức cái đẹp, cái đau thương, tình yêu và thân phận làm người của nhân loại nói chung.”

Bùi Vĩnh Phúc

“Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯƠNG, TÌNH YÊU và THÂN PHẬN CON NGƯỜI,.… đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực.

Phạm Duy

“Có lẽ vì thế mà tôi hát Trịnh Công Sơn với hạnh phúc tràn trề. Bởi vì tôi hát thật sự trong lòng tôi, trong lòng người, trong lòng đời.”
“Lời của anh hay quá, thơ quá, hát lên nghe đã bâng khuâng rồi, đâu cần hiểu ý nghĩa, chỉ mang máng thấy lời thơ có một chiều sâu triết lý thiếu vắng hẳn trong nhạc Việt Nam.”

Cao Huy Thuần

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn