Những cải cách ở Thăng Long thời Lê – Trịnh
Gần đây, đáp ứng nhu cầu hướng về cội nguồn, nhiều câu lạc bộ UNESCO dòng họ ra đời khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Một trong những hoạt động chủ yếu của các câu lạc bộ này là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của dòng họ, truyền thống lịch sử hưng vong cùng những giá trị tốt đẹp, tinh hoa của quá khứ để giao dục các thế hệ con cháu
Gần đây, đáp ứng nhu cầu hướng về cội nguồn, nhiều câu lạc bộ UNESCO dòng họ ra đời khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Một trong những hoạt động chủ yếu của các câu lạc bộ này là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của dòng họ, truyền thống lịch sử hưng vong cùng những giá trị tốt đẹp, tinh hoa của quá khứ để giao dục các thế hệ con cháu. Nhiều câu lạc bộ đã tổ chức các hội thảo học thuật, công bố những kết quả sưu tầm, nghiên cứu khá công phu, phát triển nhiều tư liệu quý, đóng góp đáng kể vào việc thẩm định khách quan các giá trị lịch sử các triều đại trước đây.
Tháng 9/2010, theo chương trình của Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về di sản văn hoá Thăng Long thời Lê – Trịnh. Tạp chí ngày nay giới thiệu với bạn đọc kết quả nghiên cứu dòng họ của ông Trịnh Xuân Tiến về thời Lê – Trịnh. Ông là hậu duệ quê gốc của Thái Vương Trịnh Kiểm, làng Trịnh Điện, Yên Định, Thanh Hoá (ông đã viết gần chục đầu sách về thời Lê – Trịnh). Dưới đây là ý kiến của ông về thời Lê – Trịnh:
– Thứ nhất: Đường lối hợp lòng dân – đạo trời. Đó là ý chí độc lập tự chủ của dân tộc mà ngọn cờ tiêu biểu do Lê Lợi đã phất lên từ khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418. Ngọn cờ chính nghĩa tự hào ấy luôn thường trực trong lòng mọi tầng lớp quan tâm, sĩ phu và quần chúng. Đến như Quang Trung – Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà cũng phải mượn cờ nêu cao khẩu hiệu phò Lê diệt Trịnh. Nhà Mạc phải tiêu vong (năm 1593) là do đi ngược lại xu thế tất yếu của lịch sử.
– Thứ hai: Đổi mới thể chế chính trị. Việt Nam và thế giới chưa có tiền lệ song hànhcùng lúc 3 bộ máy quyền lực: vua – chúa – chính phủ. Xin thưa, không phải lục Bộ bên cung đình là “bù nhìn” đâu, mà lục Phiên bên phủ chúa bà các Ban bên Chính phủ đều có thực quyền, nêu cao trách nhiệm và giám sát lẫn nhau. Về hiệu suất công tác rất cao có thể qua Lê Quý Đôn đưa ra con số tinh giản biên chế thời này (năm 1674¬) chỉ còn chưa đầy 600 quan chức trong khi thời Lê Thánh Tông (nửa cuối thế kỷ 15) là 5.398. Ngày nay, tuy các biên chế, tên gọi khác nhau như: Hoàng Gia, Nghị Viện, Chính Phủ… nhưng chính quyền “tam chế” này vẫn tồn tại ở nhiều nước Âu, Á, Phi…
– Thứ ba: Biên cương được giữ vững, mở rộng. Bài học ngàn đời của cha ông, cứ hễ đất nước rối ren, suy yêu là các thế lực bành trướng bên ngoài dòm ngó xâm lược. Thời Lê Trịnh dẹp xong nhà Mạc, Nhân vương Trịnh Cương còn yêu cầu phương Bắc cắm lại mốc giới, thu về nhiều vùng đất, gồm cả mỏ đồng tốt nhất là Tụ Long. Một “bí mật” ngày càng rõ ra: giữa anh em rể Trịnh Kiểm Nguyễn Hoàng có sự bàn bạc phân công để em rể Nam tiến làm thế ỉ dốc, cơ sở hậu cần và âm thầm mở cõi, nhờ thế mà có được non sông gấm vóc hình chữ S trọn vẹn như hôm nay ( Trịnh Nguyễn phân tranh thực sự từ đời Nguyễn Phúc Nguyên, cụ thể từ năm 1630).
– Thứ tư: Đề cao đạo học. Năm 1593, kinh đô được giải phóng, Đại khoa thi được mở ra, cứ 3 năm 1 lần. Ngày này chứng tích còn đó tại Quốc Tử Giám – Hà Nội có 82 bia tiến sĩ thì thời Lê Trịnh chiếm 68, với 800 tiến sĩ.
Chưa thời nào trước Lê Trịnh đào tạo được nhiều nhân tài nổi danh, ra đời nhiều tác phẩm đủ các lĩnh vực của đời sống xã hội: đã như một “Bách khoa toàn thư” của Lê Quý Đôn trong Vân đài loạn ngữ, còn nhiều những bộ sách chuyên ngành như Y tông tâm tĩnh soạn trong 40 năm gần 66 quyển của Hải Thượng Lãn Ông. Từ dăm trăm năm trước, Lê Quý Đôn đã tính lịch riêng cho nước ta khác hẳn lịch Tầu, dùng chính xác tới tận ngày nay. Bộ từ điển Hán Nôm đầu tiên cũng của ông. Đặc biệt, còn có bộ từ điển Hán Việt giải nghĩa bằng 3000 câu thơ lục bát của nữ tác giả Trịnh Thị Ngọc Trúc mang tên Quốc âm chi nam.
– Thứ năm: Thời đỉnh cao của văn đàn. Tiêu biểu như Nguyến Du với Kim vân Kiều chuyện, chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều…vv. Lần đầu tiên xuất hiện các bộ sách thế kỷ của Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn…, tiểu thuyết Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện cười Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương, truyện thơ khuyết danh, ca dao, tục ngữ, thật đặc biệt là văn thơ của chính các Chúa Trịnh thời “trăm hoa đua nở”.
– Thứ sáu: Nghệ thuật mang bản sắc dân tộc. Kinh đô thời kỳ này đã hình thành 36 phố phường, gốc là các làng nghề: gốm, sứ, đúc đồng, dệt tơ lục.v.v…Rất phát triển các loại hình nghệ thuật trang trí đồ hoạ, hàng thủ công mỹ nghệ; ca múa, sân khấu, tuồng, chèo, dân ca…Chính chúa Trịnh Sâm sáng tác thêm điệu ca trù gọi là Thổng.
– Thứ 7: Y dược phát triển. Trước Lê Trịnh chỉ mới có Văn Miếu. Nay xây Võ Miếu, Cung Miếu, Y Miếu. Nghề làm thuốc chữa bệnh xưa kia là tự phát: “quá Nho thành y”. Nay mở chuyên ngành nâng cao y lý, dược lý. Hai Đại danh y Việt Nam xuất hiện từ thời này: Đại thiền y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và lưỡng quốc thần y Trịnh Huệ.
– Thứ 8: Một xã hội công minh. Dĩ nhiên công bằng và minh bạch trong điều kiện hạn chế của lịch sử nhưng những đổi mới thừa đủ để phản bác những bịa đặt xấu xa về Chúa Trịnh do sự bất công của con người trải qua nhiều thời. Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn nêu một ý hay: khi chế độ vững vàng, trong ngoài yên ổn thì công việc hành hcính không cần vẽ vời mà cốt ở đề cao trách nhiệm, hiệu quả công việc. Luật cải cách quy định rõ mỗi Bộ, Phiên, Khoa ..v.v.. từ cấp trung ương trở xuống, trụ sở được xây mấy gian, thưởng phạt, thăng hạ chức thế nào… Đâu phải Chúa muốn làm gì thì làm! Tài giỏi được nể trọng như Lê Quý Đôn cũng đã phải đôi lần bị xử phạt, có lần do con phạm quy chế thi cử…
Cung vua thâm nghiêm ở trong Hoàng thành. Phủ chức dựng ngoài phố để dân dễ qua lại, có chuông mõ ngoài cửa cho dân kêu cứu. A.de Rhodes kể: quanh phủ chỉ đắp tường đất để chống hoả hoạn có thể cháy lây từ nhà dân chứ không vì an ninh…Trong khi việc xây cất các kiến trúc đền chùa miếu mạo để phụng thờ, nhớ ơn Trời Phật, Tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ… Thì lại rất được coi trọng và khuyến khích xây mới và phục dựng.
– Thứ chín: Xã hội kính lão, trọng thầy. Hẳn lịch sử nước nhà mới chỉ có ở thời Lê – Trịnh: lên lão 70 được Nhà nước cử một suất đinh đến nhà nuôi dưỡng. Thọ 80 được cấp lương bằng gạo, thịt, vải lụa, và 2 suất đinh hầu hạ. Tuổi bách niên được đón về kinh đô cấp nhà an dưỡng chu đáo. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Các chúa nêu gương mẫu mực, như Nhân vương Trịnh Cương đón thầy Đàm Công Hiệu từ quê ra thăm lại kinh đô, hỏi thầy nhớ gì nhất ở đây? Thầy buột miệng: – Nhớ trường nhất! Liền được “trò” cho dỡ cả trường lớp đưa về quê thầy dựng lại, cấp thêm đất để trả ơn thầy, nay là nhà thờ tổ họ Đàm…
– Thứ mười: Thăng Long khởi đầu chủ trương mở cửa. Các giáo sĩ, thương gia phương tây so sánh đến cả thành Venise ở Ý cũng không đọ được với sự náo nhiệt, đông đúc như Kẻ Chợ. Thăng Long là một đô thành nổi tiếng nhất Châu Á, rộng bằng cả Paris. Phiên chợ Rằm, mồng Một thì chưa đâu động người bằng: Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhà phố Hiến. Nhưng rồi, theo quy luật thịnh suy, nhà cầm quyền về sau muốn xoá dấu vết xưa đã thiêu trụi, dựng lại Thăng Long theo ý đồ riêng của nhà cầm quyền.
Nhận thấy đây là một dòng họ có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước. Ông Vũ Oanh nn thường vụ thành uỷ Hà Nội ngày Cách mạng tháng 8/1945, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch hội người cao tuổi Việt Nam đã có nhận định: “từ đường lối, các quan điểm của Đảng, chúng ta tìm lại công tích như những thành tựu đổi mới trong nhiều lĩnh vực qua cả thời gian vài thế kỷ là rất đúng đắn và cần thiết. Từ đó, có các định hướng cần thiết, đồng bộ từ nhận thứ tới thực hiện.
Tôi tán thành đề nghị của Trịnh tộc qua các Hội thảo, đã được Viện KHXHVN, Hội KHLSVN, UBND TP Hà Nội và Ban chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long nhất trí quyết định – trước mắt mở hội thảo toàn quốc và dịp Đại lễ sắp tới để có những kiến nghị, chẳng hạn sửa đổi lại các sử liệu, sách dạy và học sử, đặt tên các danh nhân họ Trịnh cho các đường phố, quảng trường, địa danh ..v.v..Công nhận và quy hoạch tiếp các di tích họ Trịnh, khuyến khích việc sưu tầm, phát hiện khảo cổ, nghiên cứu sang tác các văn hoá phẩm về thời Lê Trịnh.v.v..
Chúc hội đồng Trịnh tộc nước ta hoạt động hiệu quả để mạnh mẽ phát huy bản sắc tinh hoa trong truyền thống của ông cha./.”
Trịnh Tố Long
(Theo báo Ngày Nay – số tháng 9/2010)
Tin khác đã đăng
- Lễ khánh thành nhà thờ Trịnh tộc Làng An Chánh, Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam 29/07/2024
- Kỷ niệm ngày Giỗ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng 20/07/2024
- Lễ Giỗ Bình An Vương Trịnh Tùng ngày 20/6 Giáp Thìn tại Phủ Thái Kiều – Vương Phủ Trịnh 19/07/2024
- Trịnh Tuệ: Vị trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến 01/07/2024
- Đại hội đại biểu Hội đồng họ Trịnh huyện Thiệu Hóa 18/06/2024
There are no comments yet