Hội thảo khoa học – Thăng Long thời Lê – Trịnh



Ngày 28 tháng 9 năm 2010, tại Bảo tàng cách mạng 25 Tông Đản, Hà Nội. Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh Việt Nam đã tổ chức thành công buổi hội thảo khoa học: Thăng Long thời Lê - Trịnh. Buổi hội thảo được sự ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, văn hóa, xã hội, quân sự, kinh tế đã nghiên cứu nhiều góc độ, các tài liệu trong và ngoài nước viết về thời kỳ thế kỷ 16-18.

Ngày 28 tháng 9 năm 2010, tại Bảo tàng cách mạng 25 Tông Đản, Hà Nội. Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh Việt Nam đã tổ chức thành công buổi hội thảo khoa học: Thăng Long thời Lê – Trịnh. Buổi hội thảo được sự ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, văn hóa, xã hội, quân sự, kinh tế đã nghiên cứu nhiều góc độ, các tài liệu trong và ngoài nước viết về thời kỳ thế kỷ 16-18.

Đoàn chủ tịch chủ trì hội thảo có Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam; Ông Dương Trung Quốc, tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam; ông Trịnh Đình Hưng, chủ tịch Hội đồng họ Trịnh Việt Nam.

Hội thảo đặc biệt được đón tiếp ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ chính trị , nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, ngoại giao, mỹ thuật…

Tham gia hội thảo có : Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Quân đội, Các cơ quan thông tấn; Các tập san chuyên ngành lịch sử, khảo cổ, mỹ thuật, báo Thanh Hóa, đài truyền hình Hải Phòng, Thanh Hóa..đã tới theo dõi, đưa tin. Trên 300 đại biểu, đại diện cho các chi họ Trịnh :Hội đồng họ Trịnh Việt Nam. Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh… Hội thảo còn có đại biểu của các dòng họ : Nguyễn, Phạm Vũ, Lê, Trần, Đỗ, Đào, Đoàn, Mạc, Hoàng….tham dự.
Có 33 bản tham luận của các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực : Chính trị; Kinh tế Ngoại giao,-Văn hóa xã hội….

Hội thảo đã ghi nhận – Trong sự nghiệp Trung Hưng, nối lại quốc thống nhà Lê, dòng họ Trịnh có một vai trò to lớn và quyết định. Trước hết là phò giúp các vua Lê, hoàn thành sự nghiệp Trung Hưng trong vòng 2/3 thế kỷ. nhưng cống hiến quan trọng hơn là cùng nhà Lê xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước, thực thi các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội. Đưa quốc gia Đại Việt bước vào một thời kỳ phát triển ổn định lâu dài trong gần 2 thế kỷ( tính từ khi Triết Vương Trịnh Tùng giải phóng Thăng Long, đón vua Lê tư Thanh Hoa về Thăng Long 1593-1789 ).Với tư cách là kinh đô của chính quyền Lê- Trịnh, thủ đô có nhiều bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vục. Sư thay đổi của diện mạo kiến trúc, của kinh tế, văn hóa, sự xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu đương thời đã đóng góp vào sự khởi sắc của kinh đô nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, đánh giá về vai trò của dòng họ Trịnh với sự phát triển lịch sử của Thăng Long- Hà Nội cũng như lịch sử dân tộc vẫn còn nhiều ý kiến chưa thực sự đồng thuận. Trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- hà Nội. Hội thảo Khoa học : Thăng Long thời Lê- Trịnh đã tiếp cận nhiều bình diện, nhiều ý kiến mới mẻ, xác thực, khách quan… đã khảng định:

1. Vai trò các chúa Trịnh đặc biệt quan trọng từ năm 1599-1789, trong điều hành quản lý đất nước ( PGS. TS Trần Thị Vinh, Viện sử học, TS Nguyễn Đức Nhuệ, Viện sử học, PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ, Đại học XHNV- Đại học quốc gia Hà Nội, PGS. TS Bùi Xuân Đính, Tác giả Hoàng Hải..) Đã nêu nên tính hợp lý của thể chế trong bối cảnh lịch sử Đàng ngoài, vai trò các chúa Trịnh được đánh giá cao công phò tá nhà Lê, với những chính sách trị quốc, an dân.

2. Về chính sách đất đai, thương mại, phát triển giao thông, làng nghề thủ công… ( PGS. TS Nguyễn Văn Kim, khoa lịch sử Đại học KHXHNV, Đại học quốc gia Hà Nội; Th.s Nguyễn Mạnh Dũng, Viện sử học; PGS Vũ Huy Phúc, Viện sử học; tác giả Tuấn Đạt). Bức tranh kinh tế đã được dựng lên khá phát triến, sự xuất hiện Kinh Kỳ- Phố Hiến. nguồn tư liệu phương Tây : “ Thế kỷ 16-18 được coi là thời kỳ hoàng kim trong giao thương quốc tế”.

3. Lĩnh vực ngoại giao, quân sự, pháp luật, giáo dục..được nhiều nhà nghiên cứu đề cập và đánh giá về sự hùng mạnh của quân đội được tổ chức tốt, đã làm áp lực trong ngoại giao để giải quyết tranh chấp lấy lại mỏ đồng Tụ Long năm 1728 ( Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tâm ).Có Võ Miếu ở Thăng Long, thời gian > 200 năm không có giặc ngoại xâm đã thể hiện sự khôn khéo trong chính sách quân sự.

4. Trong kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật ( các nhà N. cứu :PGS : Hà Đình Đức, Hội KHLSVN; Trịnh Quang Vũ; PGS. TS Đinh Khắc Thuân,Viện nghiên cứu Hán Nôm; PGS. TS Trịnh Sinh, Viện khỏa cổ; TS Nguyễn Văn Đoàn, Bảo tàng lịch sử VN. với mật độ dày đặc các công trình của thời kỳ này đã thể hiện sự quan tâm và khuyến khích phát triển, xây dựng các công trình tâm linh : Hành cung Cổ Bi, Võ miếu, Chùa Kim Liên, chùa Quán Thánh, Thành Cổ Loa…

5. Thời kỳ nhân tài nở rộ, nhiều nhà khoa bảng, nhiều danh nhân văn hóa xuất hiện, Chúa Trịnh Doanh rất coi trọng hiền, đãi sĩ : Ân vương Trịnh Doanh tài kiêm văn võ( PGS. TS Nguyễn Tá Nhí; Những cống hiến của Hoàng Đình Ái với Vương triều Lê- Trịnh( Hoàng Hải ); Thám hoa Nguyễn Quí Đức (1648-1720) của PGS.TS Vũ Duy Miền, Viện Sử học; Phạm Công Trứ, nhà chính trị , văn hóa lớn của thế kỷ 17.của TS, Lê Quang Chắn,Viện Sử học.

Hội thảo cũng thống nhất đánh giá đây là một hoạt động rất có ý nghĩa trong các nội dung kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Thăng Long là nơi nhiều dòng họ sống và xây dựng nên . Trong hơn 200 năm triều Lê- Trịnh có mặt ở Thăng Long đã nói lên điều đó. Trong một thể chế đặc biệt có Vua, có Chúa với bối cảnh lịch sử, và vì tất cả một mục tiêu là phát triển đất nước Đại Việt.

Trong các ý kiến tham luận đã quan tâm đến các vấn đề :

     –  Cần ghi công đóng góp của thời Lê – Trịnh với thời gian 200 năm có mặt ở Thăng Long, và trong các nội dung của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm.


–  Vinh danh các vị Chúa có công, đặt tên các đường phố như các Chúa : Trịnh Tùng, Trịnh Cương…


–  Các di tích, di sản lịch sử thời Lê – Trịnh ở Thăng Long- Hà Nội là rất nhiều, cần có kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ và tôn tạo.

Tuấn Dũng

There are no comments yet

Tin khác đã đăng