Ai là Chúa Trịnh vì nước… vì dân



Chúa Trịnh Cương được các nhà sử học đánh giá là một nhà cầm quyền năng nổ, có ý thức chăm lo đến cuộc sống của nhân dân.

Trong số các chúa Trịnh, Trịnh Cương được các nhà sử học đánh giá là một nhà cầm quyền năng nổ, có ý thức chăm lo đến cuộc sống của nhân dân.

Chấn chỉnh bộ máy quan lại

Trịnh Cương là con trưởng của Tấn Quan Vương Trịnh Bính, là chắt của chúa Trịnh Căn, được các đại thần Nguyễn Quý Đức và Đặng Đình Tướng tiến cử. Năm Kỷ Sửu (1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi và được nhà Lê phong là Nguyên soái tổng quốc chính An Đô Vương.

Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Cương lại được tấn phong Đại nguyên soái tổng quốc chính Thượng sư An Vương.

Trong thời gian giữ ngôi chúa, Trịnh Cương đã làm được rất nhiều việc cho đất nước.

Việc làm đầu tiên là ông lập tức chấn chỉnh lại kỷ cương trong bộ máy quan lại bằng việc ban bố 6 giáo điều vào năm 1710, trong đó điều thứ nhất cấm đại thần không được cậy quyền thế.

Điều thứ hai: Bầy tôi văn võ phải siêng năng thao luyện; các viên quan phủ huyện không được hà khắc, bạo ngược.

Sau đó ít lâu, vào năm 1719, Trịnh Cương cho định lại phép khảo công (công tác bình xét, đánh giá) và năm 1722 vận động người trong họ giải tán binh quyền để tập trung quyền lực vào nhà nước. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ của phủ chúa, đặt sáu quân doanh, lựa chọn đinh tráng từ bốn trấn và binh lính Thanh Nghệ. Mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Năm 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế đàn Nam Giao nhưng ông không đứng vào vị trí vua hành lễ. Quân dân đương thời hết sức tin phục và kính nể.

Năm 1725, theo lời tâu bày của Tham tụng Nguyễn Công Hãng “cho phép dân sở tại yết bảng ghi chép những lời khen ngợi hay chê bai” các quan lại địa phương, nghĩa là cho phép nhân dân công khai phê bình lãnh đạo địa phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi “Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lẽ công bằng, cả loạt đều một giọng. Người nào yết pháp theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị tội”. Đây là một điều mà các thời trước không dám làm.

Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ (1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên Trịnh Cương rằng, chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài. Chúa Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong số đó có con em của các quan trong triều như tham tụng Lê Anh Tuấn, huân quận công Đặng Đình Giám… số người này giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng được thăng chức Thiếu bảo.

Vấn đề biên giới và quan hệ với nhà Thanh

Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn liên quan đến đất nước là vấn đề biên giới và quan hệ Việt – Thanh… Từ sau khi diệt nhà Mạc, vấn đề trở nên căng thẳng hơn.

Kiến nghị của Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Thế Bá ghi “các trấn Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Lạng Sơn hoặc uỷ thác cho viên quan ở trấn khác kiêm quản hoặc dùng bầy tôi thân cận để quản lính… chỉ theo tiện nghi mà khống chế bằng cách vắng mặt… Nếu cứ đóng ở trấn, ngộ chợt có biến cố xảy ra thì làm thế nào xem xét quản cố được…”, Trịnh Cương sau khi xem xong kiến nghị liền lệnh cho các quan trấn thủ và thừa ty, hiến ty ở các trấn biên giới phải đến làm việc ở lỵ sở của mình. Riêng ở Yên Quảng là nơi bãi biển xa xôi Trịnh Cương đã phái những viên quan có tài đến trấn giữ.

Năm 1713, Trịnh Cương đặt hai lưu trú ở hai trấn Tuyên Quang và Hưng Hoá. Năm 1715, bổ dụng một viên quan giỏi là Nguyễn Công Hãng làm đốc trấn Cao Bằng. Những chủ trương đó của Trịnh Cương đã đạt kết quả tốt. Lưu thủ Yên Quảng là Văn Đình Nhâm đã đem quân dẹp yên bọn giặc biển ở đây. Năm 1722, thổ ty địa phương là Đèo Mỹ Lâm chiếm Lai Châu, đánh phá Châu Quỳnh Nhai, đốt nhà phá cửa của nhân dân và dựa vào thế lực của nhà Thanh để giữ đất, lưu thủ Hưng Hoá được lệnh đem quân đến đánh dẹp. Đất Hưng Hoá trở nên yên ổn.

Năm 1723, Trịnh Cương quyết định xây dựng lại bản đồ đất nước (Đàng ngoài) gồm 13 đạo, 55 phủ, 226 huyện, châu, mốc giới chỗ này, chỗ khác định lại rõ ràng, giao cho thừa ty chia ra mà cai trị. Biên giới Việt – Trung được xác định.

Dương Tuấn (Theo https://kienthuc.net.vn/phong-thuy/ai-la-chua-trinh-vi-nuoc-vi-dan-158929.html)

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn