Xây dựng gia phả họ Trịnh.



<p align=”justify”>Tôi rất vui khi qua trang website này, tôi đã có thêm rất nhiều thông tin về dòng họ của mình. <br /> <br /> Hiện tại, tôi cũng đang có mong muốn lập lại gia phả của hệ nhánh họ Trịnh tại làng Định Hải, Yên Định (Thanh Hóa). Có một số nội […]

<p align=”justify”>Tôi rất vui khi qua trang website này, tôi đã có thêm rất nhiều thông tin về dòng họ của mình. <br /> <br /> Hiện tại, tôi cũng đang có mong muốn lập lại gia phả của hệ nhánh họ Trịnh tại làng Định Hải, Yên Định (Thanh Hóa). Có một số nội dung cần các anh em trong họ Trịnh – nguyên quán có gốc gác từ Thanh Hóa, giúp thêm th&ocirc;ng tin theo diễn biến như sau: <br /> <br /> Trước đây, khi tôi còn nhỏ có đọc qua bộ gia phả của gia đình gồm bản chứ Hán (Hoặc Hán Nôm – vì tôi không biết về các loại văn tự này). Và một phần bản dịch quốc ngữ do Bố tôi để lại. Bộ gia phả này có 2 bản riêng. Bản bằng chữ Hán, bìa bằng da màu nâu đen có viền vàng và mấy chữ hán viết theo kiểu chữ tự truyện. Theo bản dịch của Bố tôi là "Ngọc phả truyền tông" bên dưới chữ "Trịnh" có hình con rồng vàng vờn mây rất đẹp. <br /> <br /> Nội dung trong bản này tôi hoàn toàn không đọc được và không hiểu trong đó viết gì. Theo bản dịch chép tay bằng chữ quốc ngữ của bố tôi thì tôi nhận thấy ông dịch cũng mới được rất ít.</p> <p align=”justify”><strong>Trong đó tóm lược mấy nội dung cơ bản như sau:</strong></p> <p align=”justify”><br /> • Gia đình tôi thuộc thế hệ truyền nhân đích tôn có liên quan tới dòng dõi Chúa Trịnh trước đây. Vì lý có yếu tố lịch sử tại thời đó, ông cố nội tổ (cách 5 đời) đã lánh lên Thạch Thành và sinh sống ở đó. Phần này có nhắc tới mấy người là anh em thúc bá cũng dòng dõi nhà Chúa, một người đã lánh vào xứ Nghệ và một người đi vào phía Nam nhưng không rõ tung tích. Một người ngược lên phía Bắc với ý định tìm đế với người chú là Án Đô Vương Trịnh Bồng (tu ở vùng Lạng Sơn – Cao Bằng). Nhưng sau đó dừng lại ở vùng Bắc Giang (hoặc Hà Bắc(?), đổi họ thành Nguyễn Trịnh.. rồi sinh sống ở đấy. Cũng có nói tới nhiều người khác nữa trong nhóm hậu duệ đích tôn nhưng tôi không nhớ. Chỉ nhớ là trong đó chỉ nói về những người con cái của các vị Vương trong họ mà thôi.</p> <p align=”justify”><br /> • Về ghi chú nhận họ và mật ước tìm lại dòng dõi sau thời Trịnh suy. Có nói: Họ Trịnh dòng trưởng đích tôn nhà Chúa không có tên lót. Trước khi ly tán lúc biến loạn thì có họp nhau ở tổng Vĩnh Trường (hình như ở Ninh Bình hay Hòa Bình bây giờ thì phải) và có qui ước: Dòng trưởng lớn (dòng chính) sẽ lấy tên lót là "Đình – Ngọc – Xuân", dòng thứ kế là "Văn – Thái – Công", dòng kế nữa là "Minh – Gia – Hồng". Trong bản dịch có nói tới ý nghĩa triết tự của mấy chữ lót này nhưng tôi không hiểu và không nhớ được.</p> <p align=”justify”><br /> • Bản dịch có đề cập một số vật gia bảo là một thanh kiếm nạm vàng, một ngọc ấn, một xâu chuỗi có khắc tên những người thuộc hậu duệ của nhà Trịnh (xâu chuỗi này có chú thích là do chính Trịnh Bồng làm khi từ Cao Bằng về lại Thăng Long với ý định giành lại chính quyền nhưng không thành). Và một số thứ khác. Những vật này được chôn giấu ở gần một ngôi mộ hay miếu thờ tổ đâu đó trong Thanh Hóa khi 2 hậu duệ liều mình về bái vọng tổ tiên trước lúc đi trốn.</p> <p align=”justify”><br /> • Cố nội tôi tên Trịnh Oang, là con (hay cháu?) của Trịnh Doanh là người trốn lên Thạch Thành và là tổ tiên của gia đình tôi bây giờ. Phần này có ghi chú là Trịnh Oang còn một tên khác hay gì đó nhưng tôi không đọc kỹ nên không nhớ.</p> <p align=”justify”><br /> • Phần kế tiếp là danh sách liệt kê các vị tiên tổ của phả hệ từ Trịnh Kiểm cho tới đời ông tôi. Tính đến đời chúng tôi là thứ 14. Các ngày kỵ và ngày giỗ họ Trịnh của 12 hệ nhánh chính của Họ Trịnh.</p> <p align=”justify”><br /> Phần này có nói đến Trịnh Kiểm có cha là một quan lại, do uẩn khúc gia đình sao đó nên bà mẹ đã đưa con là Trịnh Kiểm ra đi và sinh sống ở Vĩnh Lộc ngày nay (Điều này đúng với các tư liệu về quê quán của ông). Không thấy nói về đời trước của Trịnh Kiểm. Nhưng có nói tới Tộc Trịnh ở vùng Triết Giang và một số Tộc lớn như Lê, Mai, Ngô, Phạm .v,v.. có nguồn gốc từ thời Hùng Vương (hay trước đó nữa) khi nước Việt thực tế còn lan rộng đâu đó thuộc Trung Quốc bây giờ. Tôi nhớ được phần này là do ở quê tôi cũng có mấy vị trưởng họ của những họ này.</p> <p align=”justify”><br /> <strong>Về cuốn gia phả:</strong></p> <p align=”justify”><br /> Cuốn gia phả gốc, theo mẹ tôi kể lại thì bà nhìn thấy lần cuối là do người dượng rể (chồng của em gái mẹ tôi) lấy ra trong nhà trong một dịp giỗ của bố tôi. Sau đó thì không thấy nữa. Mẹ tôi có nghi ngờ là ông đã giấu đi vì ông biết chữ Nho và có thể vì chú dẫn liên quan tới việc cất giấu các bảo vật như đã nói trên. Tuy nhiên, ông này đã chết cách đây hơn 10 năm. Tôi không thấy có cơ sở nào để xác định cho nghi ngờ này. Nhưng đúng là tôi đã không thấy nó trước khi ông chết rất lâu. Vào thời kỳ từ khoảng 77-84, tôi có nghe nói về việc đào mộ cổ họ Trịnh ở Vĩnh Lộc, Yên Định nhưng vì lúc đó tôi cón nhỏ, nên cũng không tìm hiểu được cụ thể. Không rõ có liên quan gì việc bị mất bộ gia phả hay không(!)</p> <p align=”justify”><br /> Phần bản dịch. Do thời điểm đang còn chiến tranh, các anh lớn đi cả. Bố tôi thì mất khi tôi chưa đầy tuổi. Tôi còn nhỏ (chỉ mời trên dười 10 tuổi) là con trai út ở nhà nên ông bác rể (chồng của chị bố tôi) thường nhắc tôi phải đọc và học thuộc mấy bài văn cúng trong đó. Cho nên tôi mới biết chút ít về nó. <br /> <br /> Sau năm 75, anh trai lớn của tôi về, đem bản dịch này ra Hà Nội với ý định sẽ in thành tập để lưu giữ. Nhưng đã để thất lạc nốt mà không biết lý do. Đây là những tổn thất tinh thần rất lớn đối với tôi và cả đại gia đình. <br /> <br /> Sau này lớn lên, tôi và các anh chị của tôi đã nhiều lần về lại tổ quán là làng Định Hải, Yên Định để thăm bà con dòng họ và tìm cách lập lại gia phả nhưng chưa thành công do thiếu tài liệu để xác minh. <br /> <br /> Các cụ cao tuổi trong vùng và những người lớn tuổi nhất trong họ ở đây đều nói: Tổ quán Chúa Trịnh tập trung ở đây. Khu Đồng Ngựa và Đồi Chè là dấu tích của gia miếu tổ họ của Họ Trịnh. Tôi đến hai địa điểm này thì trên Đồi Chè chỉ còn dấu tích là 2 con ngựa đá (to như ngựa thật) đứng chầu hai bên lối đi. Tôi nghi ngờ đây là nhà thờ tổ mà trong gia phả gia đình có nói tới. <br /> <br /> Tại khu đồng ngựa, thì còn một số ngựa đá lớn nhỏ đứng ở đó, các dấu tích về xây dựng không còn. Có người khẳng định với tôi là trước đây có miếu thờ bà mẹ của Trịnh Kiểm mà nay là vườn của một người cháu trong họ đang ở. Các vị lớn tuổi trong họ khẳng định hậu duệ đích tôn của nhánh Họ tại đây là chúng tôi, cộng đồng gia họ ở Định Hải hiện nay thực tế là bên họ ngoại và dòng thứ… <br /> <br /> Với mong muốn thành tâm hướng tối cội nguồn tổ tiên. Tỏ lòng hiếu lễ với họ tộc. Tôi gửi thư này tới Ban quản trị website và nhờ liên lạc, chuyển thông tin tới các anh em, chú bác trong họ tộc Trịnh cả nước. Mong muốn mọi người giúp đỡ cung cấp các thông tin liên quan các mối quan hệ của cộng đồng gia tộc họ Trịnh tại Thanh Hóa. <br /> <br /> Nhất là liên quan phả hệ của nhánh họ tại làng Định Hải, Yên Định – Thanh Hóa. Các thông tin còn dang dở mà tôi trình bày tại phần trên. Rất mong nhận được hồi âm và thông tin của tất cả anh em họ tộc cũng như các học giả, những người ngoài họ tộc nhưng có thông tin về những việc này. <br /> <br /> <strong>Thông tin liên lạc:</strong> <br /> <br /> Trịnh Xuân Thủy. <br /> Công ty CP Tư vấn & Đầu tư Việt Nam Đông Á. 85H – Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Q12, TP. Hồ Chí Minh. <br /> ĐT: 0987 123458 – 0906 144 449. <br /> Email: info_giathanh@yahoo.com.vn</p>

There are no comments yet

Tin khác đã đăng

Download Foxit Reader 12.11 Full Crack Miễn Phí 2024 Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn