Hội thảo khoa học “Trịnh Sâm – cuộc đời và sự nghiệp”



Nhân kỷ niệm 226 năm ngày mất của Thịnh vương Trịnh Sâm (1782-2008), tưởng nhớ tri ân công đức của Trịnh Sâm - nhà chính trị, quân sự, nhà văn hóa - giáo dục tài hoa ở thế kỷ XVIII, ngày 11-10-2008, Hội đồng họ Trịnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Trịnh Sâm cuộc đời và sự nghiệp”.

Nhân kỷ niệm 226 năm ngày mất của Thịnh vương Trịnh Sâm (1782-2008), tưởng nhớ tri ân công đức của Trịnh Sâm – nhà chính trị, quân sự, nhà văn hóa – giáo dục tài hoa ở thế kỷ XVIII, ngày 11-10-2008, Hội đồng họ Trịnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Trịnh Sâm cuộc đời và sự nghiệp”.

Tham dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học của Trung ương và địa phương; đại diện các chi phái dòng họ Trịnh ở Hà Nội, Thanh Hóa và đại diện một số dòng họ trong và ngoài tỉnh.

Tĩnh vương Trịnh Sâm, sinh năm 1739. Tháng 10 năm Mậu Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (1758), Trịnh Sâm được tiến phong là Thế tử làm Tiết chế các xứ thủy bộ chư quân, kiêm Chưởng chính cơ, Thái úy Tĩnh Quốc công, mở phủ Lượng quốc. Tháng Giêng năm Đinh Hợi (1767), chúa Minh Vương Trịnh Doanh mất, vua Lê Hiển tông tấn phong Trịnh Sâm làm Nguyên soái, Tổng quốc chính, Tĩnh Đô vương. Hai năm sau, tháng 8 năm Kỷ Sửu (1769), được tiến tôn làm Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thượng sư Tĩnh Vương. Trịnh Sâm mất ngày 13-9 năm Nhâm Dần (1782), hưởng thọ 44 tuổi, được truy tôn là Thịnh vương, niên hiệu là Thánh tổ.

26 bản tham luận của các giáo sư, tiến sĩ ở các Viện: Sử học, Hán Nôm, Văn học, Lịch sử quân sự, Văn hóa, Khảo cổ; các nhà thơ, nhà văn, nhà giáo,… trình bày tại hội thảo trên tinh thần học thuật, nhìn nhận khách quan khoa học về những cống hiến của danh nhân Trịnh Sâm trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Lê – Trịnh ở thế kỷ XVIII, đã cho chúng ta nhận thức rõ hơn về vị chúa Tĩnh vương Trịnh Sâm.

Kết quả hội thảo đã phần nào làm sáng tỏ, đúng đắn về những công lao cũng như hạn chế của nhà Trịnh và các chúa Trịnh trong lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống đối với thế hệ hôm nay, nhằm khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, về công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

There are no comments yet

Tin khác đã đăng