Gia phả và những vấn đề cần biết khi lập gia phả



Chúng ta đã biết: Nước có sử, Nhà có phả. Sử ghi lại những sự kiện của đất nước, Phả là để ghi lại những thăng trầm của một họ tộc. Gia phả là lịch sử của một dòng họ.

Hiện nay, nhiều chi họ đã và đang lập Gia phả. Các cuốn Gia phả đã được phổ biến hiện không giống nhau, do cách làm, cách hiểu và phần lớn do thiếu thông tin để lập. Nhiều chi họ không mạnh dạn cử người có điều kiện để lập Gia phả vì nhiều lý do…Trong khuôn khổ của công việc lập Gia phả, một số nội dung đề cập, cần lưu ý khi tìm hiểu và tổng hợp thông tin để làm Gia phả.

1. ĐỐI TƯỢNG CỦA GIA PHẢ

Đối tượng của Gia phả là Gia đình và Dòng họ. Gia phả phản ánh mối quan hệ giữa gia đình và dòng họ. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, các thành viên của gia đình gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.

Có thể phân chia gia đình làm 2 loại:

– Gia đình lớn. Là một gia đình có từ 3 thế hệ trở lên, thường được coi là gia đình truyền thống, có một nhóm người ruốt thịt của một vài thế hệ chung sống với nhau đướ một mái nhà. Các thành viên được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình, thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình.
– Gia đình nhỏ, thường là một gia đình có 2 thế hệ, quan hệ là vợ, chồng và các con.
Do quan hệ hôn nhân, cha mẹ cưới nhau và có các con, lập thành một gia đình. Nhiều gia đình theo di truyền, cùng một ông bà tổ, cùng huyết thống- thành một dòng họ. Dòng họ gồm nhiều gia đình cùng huyết thống, các thế hệ con cháu cùng một Tổ tiên. Dòng họ là sự liên kết các gia đình cùng chung ông Tổ- bà Tổ và Tổ quán, các gia đình có quan hệ hưu cơ, cố kết và mang đậm sắc thái văn hóa tâm linh, phát triển vĩnh hằng, trường tồn trong không gian, thời gian.
Gia đình- Dòng họ có trước, Gia phả có sau. Nội dung của gia đình- Dòng họ phải được phản ánh qua Gia phả. Như vậy, Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ.

2. CHỨC NĂNG CỦA GIA PHẢ

Gia phả có 6 chức năng chính như sau:

1. Chức năng nhận thức. GP có các tri thức về dòng họ và những qui luật phát triển dòng họ.
2. Chức năng tư tưởng: Giúp nhận thức đầy đủ vị trí của con người trong gia đình dòng họ, Xây dựng dòng họ văn hóa, công bằng, văn minh..
3. Dự báo: phân tích, nhận định, dự báo các sự kiện, hiện tượng qua quá trình phát triển của dòng họ. GP mô tả được triển vọng của sự vận động của dòng họ trong tương lai.
4. Quản lý. GP không phải là môn khoa học quản lý, nhưng nó sẽ giúp cho công tác quản lý rất nhiều, khi các kết luận, nhận định về cá nhân và dự báo về tương lai.
5. Chức năng công cụ: Nó rất hữu ích cho cách tiếp cận nghiên cứu dòng họ.
6. Chức năng cải tạo thực tiễn. Khi phân tích hiện trạng của dòng họ, nó sẽ góp phần làm sáng tỏ sự phát triển của dòng họ trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, phản ánh tâm tư, tâm hồn và ý chí của một dòng họ , một dân tộc. Bổ sung nhận thức, hành động, ứng xử đúng đắn nhiều mặt thuộc lịch sử và đời sống con người.

Sống chung và thấu hiểu, cùng một họ phải thương yêu nhau, một giọt máu đào hơn ao nước lã…là truyền thống quí báu của dòng họ Việt Nam

Tuấn Anh

There are no comments yet

Tin khác đã đăng