Công đức lăng mộ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG



Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1550 - 1623) là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người kế tục cha là Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm hoàn thành sứ mệnh phù Lê Trung hưng, có công bình trị nội chiến, rước vua Lê trở lại cai trị Thăng Long ...

HỘI ĐỒNG HỌ TRỊNH VIỆT NAM


THƯ VẬN ĐỘNG CÔNG ĐỨC LĂNG MỘ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG


Kính gửi toàn thể bà con nội, ngoại họ Trịnh trong và ngoài nước, cùng quí khách thập phương kính mến!

Ngày 24 tháng 06 năm 2012 (tức ngày 06 tháng 05 năm Nhâm Thìn), được phép của UBND tỉnh Thanh Hóa ủy quyền Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa (đơn vị chủ đầu tư), huyện ủy UBND huyện Vĩnh Lộc, UBND xã Vĩnh Hùng (đơn vị quản lý di tích), Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, Hội đồng họ Trịnh tỉnh Thanh Hóa (đơn vị phối hợp), đại diện họ Trịnh các tỉnh, thành trong cả nước và đại diện Trung tâm UNESCO Văn hóa Gia đình và Dòng họ Việt Nam… đã có mặt tham gia tổ chức và chứng kiến Lễ khởi công tôn tạo Lăng mộ Triết vương Trịnh Tùng tại làng Sóc, xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa diễn ra trong bầu không khí long trọng và linh thiêng.

Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1550 – 1623) là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người kế tục cha là Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm hoàn thành sứ mệnh phù Lê Trung hưng, có công bình trị nội chiến, rước vua Lê trở lại cai trị Thăng Long sau 65 năm binh biến (1527 – 1592), mở ra triều đại Vua nắm quyền, Chúa cai trị là một trong những cơ chế đầu tiên trên thế giới có vua trị vì, chúa chấp chính, chính phủ điều hành chính sự quốc gia làm nên vương triều Lê Trung hưng (1533 – 1789) giữ vững đất nước trong thế kinh tế phát triển, mở mang, ổn định. Quân sự hùng mạnh, khôn khéo, âm thầm mở cõi giữ nền thái bình thịnh trị hơn 250 năm không bóng giặc ngoại xâm.

Dự án tôn tạo Lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng được thực hiện với phương thức năng động và tự nguyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, với thiết kế tiêu chuẩn Lăng và Mộ theo nghi thức kiến trúc truyền thống trên khu đất rộng 1,2 ha chất liệu đá xanh Thanh Hóa, với số kinh phí dự trù khoảng 15 tỉ VNĐ. Thời gian khánh thành giai đoạn I sẽ cắt băng vào cuối năm 2012 cho khu mộ đá Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng. Khánh thành giai đoạn II vào cuối năm 2013 cho khu Lăng và tổng khu tường quây, bãi đỗ xe, nhà sắp lễ và hoàn thiện các hạng mục còn lại trong và ngoài di tích.

Ngay trong những ngày đầu khởi công tôn tạo khu Lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng Ban quản lý đã nhận được nhiều đóng góp công đức bằng tinh thần, vật chất dồi dào thể hiện sự kính trọng, tôn nghiêm với nghĩa cử cao cả và đầy cảm động “uống nước nhớ nguồn” của thành viên huyết thống họ Trịnh, thành viên nội, ngoại họ Trịnh và quý khách thập phương. Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam nhiệt liệt hoan nghênh và ghi nhận những đóng góp công đức quý báu của tất thảy các quý vị.
Để việc công đức được công khai, minh bạch đúng việc, đúng tâm thành, đúng danh công đối với người công đức, Hội đồng họ Trịnh Việt Nam, hội đồng họ Trịnh tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan chức năng như nhà đầu tư, ban quản lý di tích sẽ đưa ra các nghi thức ghi nhận công đức cho người có công theo thứ bậc như sau:

1. Bằng công đức Kim Cương cho suất công đức từ 01 tỉ VNĐ trở lên
2. Bằng công đức Vàng cho suất đóng góp từ 500 triệu đến 999 triệu VNĐ.
3. Bằng công đức Bạc cho suất đóng góp từ 300 triệu đến 499 triệu VNĐ
4. Bằng công đức Đồng từ 100 triệu đến 299 triệu VNĐ
5. Bằng công đức Danh Dự cho suất đóng góp từ 50 triệu VNĐ đến 99 triệu VNĐ
6. Sổ Vàng ghi công đức từ 100 ngàn đến mức cao nhất được lưu danh trong hệ thống bia hậu tại di tích.

BẰNG CÔNG ĐỨC ĐƯỢC CHẾ ĐỊNH NHƯ SAU:

Các văn bằng từ mức Kim Cương đến suất hạng Vàng, Bạc, Đồng được thể hiện lưu danh tại gia đình người công đức và toàn bộ nội dung công đức được khắc đá gắn vào mặt trước bức tường đá trên vành đai phía trước của di tích như các biển đá trang trí đẹp, trịnh trọng bằng đá màu bán quý. Bằng được lưu tại gia đình gồm Bằng công đức in đẹp, 4 màu trên nền mờ có hình lăng tẩm Triết Vương Trịnh Tùng và 01 pho tượng đồng nhỏ của Triết Vương Trịnh Tùng – mức Kim Cương được gắn hạt kim cương thật trên mũ tượng, mức Vàng được nạm vàng thật có viên đá ru bi đỏ gắn trên mũ tượng, mức Bạc có đai Bạc bọc đá ru bi đỏ cẩn trên mũ tượng, suất Đồng được gắn rubi đỏ trên đai khảm đồng trên mũ tượng – chi phí này được trích ra từ tiền công đức được coi là “lại lộc của Nhà Chúa” ghi nhận tấm lòng của người công đức…Các công đức ở mục còn lại sẽ được khắc ghi danh người công đức vào hệ thống bia hậu đặt trịnh trọng hai bên mặt tường dọc theo vành đai di tích

Mọi công đức có giá trị văn hóa lịch sử trong các thế hệ đương thời thể hiện tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, với người có công với nước.

Hội đồng họ Trịnh Việt Nam và Hội đồng họ Trịnh tỉnh Thanh Hóa sẽ tích cực khuyến khích các thành viên nội, ngoại trong họ Trịnh và quý khách thập phương cùng phát tâm “của ít lòng nhiều, tài cao lộc lớn” đều có thể công đức để thể hiện tình cảm thiêng liêng đối với tổ tông, với hồng phúc chung và niềm tự hào đất nước và dân tộc.

Mọi đóng góp xin đăng ký và liên hệ theo thông tin sau:

1. Tại Hà Nội:

Chủ TK ông: Trịnh Đình Hưng
Số tài khoản: 122-10-00-0432717 – tại NH Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh: Hà Thành

2. Tại Thanh Hóa

Chủ TK ông: Trịnh Huy Luân
Số tài khoản: 35-00431101001043 – tại NH NN&PT NT tỉnh Thanh Hóa

Văn bản này gửi đến các trưởng Hội đồng họ Trịnh ở các tỉnh, đại diện họ Trịnh ở nước ngoài chuyển đến cho từng thành phần trong họ được biết. Sau đó đăng ký với Hội đồng họ Trịnh ở địa phương để ghi nhận các đóng góp công đức cho công trình và gửi văn bản gốc về Ban tổ chức để vào sổ cái nhằm lưu danh về sau.

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2012

TM HỘI ĐỒNG HỌ TRỊNH VIỆT NAM


Chủ tịch

Trịnh Hưng

There are no comments yet

Tin khác đã đăng