Chọn tốt bỏ xấu, những chính sách tiến bộ thời Chúa Trịnh



Nhà Lê trung hưng gắn liền với thời của nhà Trịnh hình thành mô hình triều chính độc đáo và có lẽ duy nhất trong thời kỳ phong kiến của nhân loại.

Trong bối cảnh chung của nền văn minh và đặc thù của chính trị. Tất nhiên, thời Lê-Trịnh cũng có những khiếm khuyết nhất định về chính sách. Nhưng trải dài trong 249 năm – Một triều đại dài nhất trong lịch Việt Nam cho tới ngày nay ngoại trừ thời Hùng Vương là thời tuy dài hơn nhưng quá nhiều huyễn sử không thể xác định được là một triều đại hay nhiều triều đại để phân định rõ ràng. Thời Lê-Trịnh, các Chúa Trịnh với vai trò giữ quyền quyết định tối cao đã có rất nhiều chính sách tiến bộ mà nhiều triều đại khác không làm được.

1. Chính sách đối ngoại: Chủ quyền và tự tôn dân tộc là trên hết

Lịch sử Việt Nam hơn 4,000 năm. Rất hiếm hoi các triều đại đủ mạnh, đủ khôn ngoan để giữ vững bờ cõi. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước và thành công với nước ngoài được như thời Lê-Trịnh.

Khởi đầu dựng nghiệp, ngay khi Trịnh Kiểm còn theo phò Nguyễn Kim đã tham gia và giúp Nguyễn Kim xây dựng quan hệ tốt với Ai Lao (Lào ngày nay) và người Chăm để hình thành lực lượng đủ mạnh, tiến hành công cuộc phục hưng nhà Lê. Sau khi nắm quyền cai trị đất nước, chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng dứt khoát của Chúa Trịnh Cương đã giúp thu hồi lại vùng đất biên giới phía bắc bị nhà Thanh lấn chiếm mà không cần phải dùng đến binh đao là thành tựu rực rỡ không thể phủ nhận.
Dù mở cửa giao thương, nhưng suốt thời Lê-Trịnh, các Chúa Trịnh đã ban hành và duy trì sắc lệnh buộc người Tàu vào Việt Nam phải tôn trọng luật của Việt Nam. Sử dụng ngôn ngữ và ăn mặc phải theo người Việt Nam. Đặc biệt là phạm tội đánh người, trộm cắp hay lừa gạt ở Việt Nam thì bị xử rất nặng.

2. Về văn hóa tôn giáo

Thời Lê – Trịnh, ngay khi Chúa Trịnh Tùng lên ngôi đã sớm nhận ra vai trò của tôn giáo như là một công cụ giải quyết mâu thuẫn, ổn định chính trị cho xã hội một cách hiệu quả. Có rất nhiều các lệnh từ Chúa Trịnh Tùng và cả các đời Chúa sau này thể hiện sự quan tâm, ưu ái phái triển Tam giáo (Nho giáo; Xiển giáo, Phật giáo). Tư tưởng của Tam giáo còn được các Chúa Trịnh vận dụng vào cả các phương cách xây dựng chính sách cai trị.

3. Chú trọng đào tạo, trọng dụng người tài

Nếu thời Chúa Trịnh Tùng tin dùng rất nhiều hàng thần nhà Mạc là sự thể hiện bao dung, lấy việc nước làm trọng .. giúp cho triều đình có nhiều vị danh thần nổi tiếng như :

+ Đỗ Uông, người Hải Dương, thi đỗ Bảng nhãn năm 1556, làm quan đến Thượng thư bộ lại.

+ Đồng Hàng, người Hải Dương, thi đỗ Hoàng giáp năm 1559, làm quan đến Thượng thư bộ công.

+ Ngô Tháo, người phủ Phụng Thiên, thi đỗ Tiến sĩ năm 1571, làm quan đến Tả thị lang bộ Hộ.

+ Nguyễn Lễ, thi đỗ Tiến sĩ năm 1571, làm quan đến Thượng thư bộ Lễ.

+ Đoàn Văn Tiết, người trấn Kinh Bắc, thi đỗ Tiến sĩ năm 1580, làm quan đến Thừa chánh sứ trấn Hải Dương….

Những người trên đều là các quan lại của nhà Mạc. Thời Chúa Trịnh Giang cho phép tất cả mọi tầng lớp trong dân đều được học hành, tham gia thi cử.. là chính sách nhân văn, thể hiện quan điểm triệt để sự tôn trọng bình đẳng giai cấp mà chế độ phong kiến hàng ngàn năm trước đã không làm được.

Hàng loạt các trường học, chính sách tổ chức các khoa thi cử, bổ nhiệm, sử dụng quan lại.. suốt thời Lê-trịnh hết sức chặt chẽ là minh chứng rõ nhất về ý chí xây dựng bộ máy nhà nước mạnh và có thực tài chứ không chấp nhận hình thức.

4. Điều chỉnh thuế khóa, đẩy mạnh khẩn hoang, tránh sưu thuế trùng lắp

Thời Lê trung hưng, sau khi đánh đổ nhà Mạc, lập lại nhà Lê. Kinh tế đất nước tan hoang, nghèo đói. Để nhanh chóng phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho dân và củng cố quân đội. Chúa Trịnh cho phép các quan chức, tướng sĩ.. được hưởng lợi ích qua việc phong thưởng điền ấp. Theo đó, các tướng lĩnh, quan lại có công được ban cho một vùng đất để quản lý, thu thuế hoặc khai khẩn để tự sinh sống. Lương bổng của triều đình chỉ ,mang tính tượng trưng. Các nhóm binh sĩ trong quân cũng được ban cho một phần đất để phát triển kinh tế. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như là chính sách bảo hộ cho lợi ích triều đình. Nhưng nhờ áp dụng pháp luật nghiêm minh nên nhờ đó mà các quan lại phải tập trung cùng với dân để kiến thiết kinh tế, giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh. Mặt khác nó thể hiện sự phân quyền từ cấp quản lý trung ương xuống cho địa phương nhiều hơn so với các triều đại khác.

Nghiêm cấm cấm các nhà giàu, quan viên, nha môn… không được cầm cố đất đai; khoanh đất tập trung làm trang trại tư hữu. Ai đã từng thiết lập trang trại rồi thì cho phép tự mình triệt bỏ để ngăn chặn việc lợi dụng chức quyền, tước đoạt đất đai của dân. Thu thuế đất đai theo hạng đất, tạo sự bình đẳng trong nghĩa vụ và lợi ích đồng đều trong mọi tầng lớp. Cho phép thu thuế nhiều kỳ để người dân có thể xoay xở phù hợp hơn…
……….
Còn nhiều chính sách thể hiện tính ưu việt trong thời Lê -Trịnh mà ngày nay, khi tìm hiểu về nó. Thế hệ người Việt Nam ngày nay còn cần phải nghiên cứu và đánh giá, học tập. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ tóm tắt kèm nhận định theo quan điểm cá nhân. Mong các chú bác, anh/chị em có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu nên có những khảo cứu và ghi chép lại kỹ càng hơn.

Con cháu Trịnh tộc nên tìm hiểu để nhìn thấy niềm tự hào cho một thời tiền nhân, cha ông chúng ta đã dựng xây đất nước như thế nào. Từ đó để biết sửa mình mà chọn cách sống, cách hành xử thế nào cho xứng đáng.

Trịnh Xuân Thuỷ

There are no comments yet

Tin khác đã đăng